Học tập đạo đức HCM

Giám sát các tổ chức tín dụng quy mô nhỏ

Chủ nhật - 07/01/2018 02:22
Tài chính quy mô nhỏ đang ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo thông qua việc thúc đẩy các hoạt động sản xuất khu vực nông thôn, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

Tại Việt Nam, loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) quy mô nhỏ hiện nay gồm có quỹ tín dụng nhân dân (QTDND) và tổ chức tài chính vi mô (TCTCVM). Hoạt động của các TCTD quy mô nhỏ qua nhiều thập kỷ ngày càng khẳng định rõ vai trò quan trọng của mình trong phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc xóa đói, giảm nghèo nói riêng. Theo đó, các TCTD quy mô nhỏ, đặc biệt là QTDND, bằng việc cung cấp dịch vụ tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm, các dịch vụ tài chính khác và các dịch vụ phi tài chính,… không chỉ giúp người nghèo tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức mà còn tạo dựng công việc, sản xuất, kinh doanh, góp phần giúp người nghèo tránh, giảm rủi ro về kinh tế, tăng thu nhập. Ngoài ra, các QTDND cũng hỗ trợ tối ưu cho các doanh nghiệp nhỏ, hộ kinh doanh cá thể ở nông thôn có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn với lãi suất thấp phục vụ sản xuất. Từ đó khắc phục được hạn chế của mạng lưới các ngân hàng tại các vùng nông thôn hẻo lánh.

Nhận thức được vai trò thực tiễn, mức độ tiếp cận và quy mô phát triển của loại hình TCTD này không thua kém các loại hình TCTD khác; đồng thời nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, niềm tin của người dân vào định chế tài chính trong nước, ngay từ khi Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) Việt Nam được thành lập, QTDND đã là loại hình TCTD bắt buộc phải tham gia bảo hiểm tiền gửi (BHTG). Cụ thể, đối với TCTCVM, Luật Bảo hiểm tiền gửi năm 2012 và Nghị định số 68/2013/NÐ-CP quy định và hướng dẫn chi tiết: “TCTCVM phải tham gia BHTG đối với tiền gửi của cá nhân bao gồm cả tiền gửi tự nguyện của khách hàng tài chính vi mô, trừ tiền gửi tiết kiệm bắt buộc theo quy định của TCTCVM”. Như vậy, giống như các TCTD khác, quyền lợi của người gửi tiền tại các TCTCVM được bảo vệ như nhau, giúp tổ chức này có thêm lợi thế cạnh tranh trong việc cung cấp sản phẩm tiết kiệm thuận lợi để huy động và mở rộng quy mô nguồn vốn.

Cũng như các loại hình tổ chức tham gia BHTG khác, BHTG Việt Nam triển khai chính sách BHTG đầy đủ, kịp thời đến các TCTD quy mô nhỏ thông qua các hoạt động nghiệp vụ như: cấp, thu hồi Chứng nhận tham gia BHTG; giám sát từ xa, kiểm tra tại chỗ và tham gia xử lý các QTDND yếu kém... Tính đến cuối tháng 9-2017, BHTG Việt Nam đã hoàn thành việc thực hiện cấp mới chứng nhận và bản sao chứng nhận BHTG cho tất cả các tổ chức tham gia BHTG ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 21/2017/QÐ-TTg ngày 15-6-2017 về việc nâng hạn mức BHTG cao nhất lên 75 triệu đồng. Việc thực hiện chính sách này bảo đảm chính xác, đầy đủ thông tin theo quy định của pháp luật, phục vụ tốt công tác giám sát, nâng cao niềm tin của người gửi tiền vào các chính sách BHTG.

Đối với công tác kiểm tra tại các TCTD quy mô nhỏ tiềm ẩn nhiều rủi ro, BHTG Việt Nam bảo đảm được tính đồng bộ, thống nhất theo quy định tại Quy chế kiểm tra đã được HÐQT BHTG Việt Nam phê duyệt, góp phần phát hiện nhiều thiếu sót, hạn chế trong quản trị điều hành, kiểm soát nội bộ, huy động vốn, cho vay, hạch toán, thu chi tiền mặt, việc quản lý giấy tờ, hồ sơ, sổ sách,… và trong việc thực hiện các chính sách, quy định của pháp luật về BHTG. Ðối với từng sai phạm, thiếu sót và hạn chế, BHTG Việt Nam đều xác định rõ nguyên nhân và kiến nghị các biện pháp chấn chỉnh, khắc phục, qua đó nâng cao nhận thức của các đơn vị về chính sách BHTG, ý thức tự giác chấp hành các quy định của pháp luật và các quy định, hướng dẫn của BHTG Việt Nam, từ đó góp phần duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Để BHTG Việt Nam tiếp tục thực hiện tốt vai trò của mình trong việc thực thi các chính sách BHTG đối với TCTD quy mô nhỏ, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước có liên quan như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, nhất là Ngân hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố đối với BHTG Việt Nam trong việc cung cấp, trao đổi các thông tin liên quan đến việc cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với các TCTD quy mô nhỏ. Ðồng thời, cần hoàn thiện cơ chế chính sách đối với TCTCVM, trong đó sớm ban hành quy định về chế độ hạch toán kế toán, chế độ báo cáo thống kê, chế độ tài chính phù hợp với đặc thù hoạt động. Ngoài ra, tăng cường công tác thanh tra, giám sát đối với các TCTD nói chung và TCTD quy mô nhỏ nói riêng để bảo đảm thực thi các quy định của pháp luật về BHTG một cách toàn diện.

PHƯƠNG ÐÔNG
http://www.nhandan.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập184
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm180
  • Hôm nay32,961
  • Tháng hiện tại226,054
  • Tổng lượt truy cập92,603,718
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây