Học tập đạo đức HCM

Thực hiện có hiệu quả việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp

Chủ nhật - 07/01/2018 02:34
Sáng ngày 6–1, Sở Công Thương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018. Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo Cục Công Thương địa phương (Bộ Công Thương); các sở, ban, ngành có liên quan của tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố.
Theo báo cáo của Sở Công Thương, năm qua, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự nỗ lực quyết tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đạt kết quả khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực. Trong thành tích chung đó, có sự đóng góp quan trọng của ngành công thương. Chỉ số sản xuất công nghiệp (SXCN) toàn tỉnh tăng 9,1%, gần bằng bình quân cả nước (cả nước tăng 9,4%); giá trị SXCN đạt 70.833 tỷ đồng, đạt 90,5% kế hoạch, tăng 11,4% so với cùng kỳ. SXCN Thanh Hóa xếp thứ 16/63 tỉnh, thành phố cả nước, đứng đầu các tỉnh Bắc Trung bộ. Bên cạnh đó, sản xuất tiểu thủ công nghiệp tăng trưởng khá, giá trị sản xuất đạt 14.443 tỷ đồng, tăng 6,8% cùng kỳ.
 
 
Hội nghị ngành Công thương triển khai nhiệm vụ năm 2018.

 
Toàn tỉnh có 238 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại 45 cụm công nghiệp, thu hút 37.000 lao động; có 155 làng nghề, tạo việc làm cho khoảng 75.000 lao động... Toàn tỉnh có 131 doanh nghiệp xuất khẩu, tăng thêm 4 doanh nghiệp so với năm 2016. Hàng hóa của tỉnh xuất khẩu ổn định sang 43 thị trường với 50 mặt hàng, tăng 1 mặt hàng so với năm 2016. Trong đó, mặt hàng may mặc và giầy chiếm tỷ trọng lớn, đạt 1.496 triệu USD, chiếm 79,8% giá trị xuất khẩu toàn tỉnh (năm 2016 chiếm 76,6%), góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động và hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Một số mặt hàng xuất khẩu tăng khá so với cùng kỳ, gồm: Tinh bột sắn 54 nghìn tấn, tăng 32,2%; hàng may mặc 168,1 triệu sản phẩm, tăng 27,6%; giầy 68,1 triệu đôi, tăng 18,4%; hải sản 12 nghìn tấn, tăng 12,1%; xi măng 380,3 nghìn tấn, tăng 18,4%... Nhập khẩu đáp ứng tốt cho nhu cầu xây lắp, sản xuất và tiêu dùng. Giá trị nhập khẩu năm 2017 đạt hơn 1.142 triệu USD, tăng 20,8% so với cùng kỳ. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu, gồm: Dầu thô 543 nghìn tấn, nguyên phụ liệu sản xuất thuốc tân dược 6,4 triệu USD, vải và phụ liệu may mặc 463,3 triệu USD, phụ liệu giầy dép 268,7 triệu USD, ô tô 33,5 triệu USD, máy móc và thiết bị 82,3 triệu USD... Tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ đạt 82.994 tỷ đồng, bằng 101,2% kế hoạch, tăng 15,3% cùng kỳ, cao hơn bình quân cả nước (cả nước tăng 10,86%). Năm 2017, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 5.674 vụ, xử lý 4.842 vụ, thu nộp ngân sách Nhà nước 20 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu chờ xử lý 1 tỷ đồng.

 
 
Đại diện lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - chi nhánh Thanh Hóa, phát biểu tại hội nghị.


Năm 2018, Sở Công Thương phấn đấu SXCN toàn ngành đạt 91.700 tỷ đồng, tăng 29,5% so với cùng kỳ... Để hoàn thành kế hoạch đề ra, sở triển khai thực hiện đầy đủ, đồng bộ các nhóm giải pháp chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Tích cực bám sát tình hình để tháo gỡ khó khăn, đề xuất, tham mưu kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp, dự án đầu tư. Bám sát tình hình, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ thúc đẩy tiến độ các dự án công nghiệp trọng điểm đã được chấp thuận đầu tư. Tăng cường các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường trong nước. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, “Người Thanh Hóa ưu tiên dùng hàng Thanh Hóa”. Xây dựng và triển khai Đề án phát triển thương mại điện tử hỗ trợ kết nối cung cầu hàng hóa. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước; tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương công vụ, nâng cao chất lượng tham mưu trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

 

Đại diện lãnh đạo UBND huyện Quan Sơn, phát biểu tại hội nghị.

Tại hội nghị, các đại biểu kiến nghị Sở Công Thương, UBND tỉnh, Bộ Công Thương quan tâm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm góp phần phát triển lĩnh vực công thương trên địa bàn tỉnh. Đó là, tăng cường công tác tuyên truyền chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp và thương mại tỉnh Thanh Hóa theo Quyết định 832/2017/QĐ – UBND và bố trí nguồn kinh phí để hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp. Đôn đốc việc hoàn trả vốn đầu tư lưới điện hạ áp nông thôn cho các HTX dịch vụ điện năng đã bàn giao cho ngành điện quản lý. Đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ đặc thù cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh ở địa bàn miền núi đặc biệt khó khăn. Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để giảm chi phí trong khâu lưu thông nhằm hạ giá thành, tạo sức cạnh tranh cho sản phẩm; qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển và thu hút đầu tư. Đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp nhằm tạo thuận lợi thu hút đầu tư; phát triển sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp... Tạo điều kiện để các doanh nghiệp, HTX sản xuất tiểu thủ công nghiệp quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường, tiêu thụ ổn định cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

 
Thay mặt Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng đánh giá cao nỗ lực của ngành công thương, các doanh nghiệp trong ngành đạt được kết quả trên tất cả các lĩnh vực được giao trong năm qua. Tuy nhiên, việc tham mưu của ngành công thương về giải pháp kích cầu tiêu dùng nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển còn hạn chế, triển khai mô hình chợ an toàn thực phẩm chậm. Trong thời gian tới, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu ngành công thương tập trung thực hiện có hiệu quả việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp; trong đó, quan tâm kích cầu tiêu dùng, xúc tiến tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa trong tỉnh, trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường công tác quản lý thị trường, phòng chống hàng giả, gian lận thương mại... Sở nghiên cứu tổng kết mô hình thương mại, tạo điều kiện thuận lợi trong việc lưu thông hàng hóa, tổ chức kết nối cung cầu. Tạo đột phá về thương mại điện tử, nhất là thương mại điện tử trong tiêu dùng các sản phẩm. Hoàn thiện các thể chế liên quan đến phát triển của ngành công thương; bổ sung, sửa đổi mô hình quản lý chợ. Phát triển các sản phẩm mang thương hiệu của Thanh Hóa để tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các phòng, ban trực thuộc Sở Công Thương sâu sát doanh nghiệp, theo dõi nhóm ngành hàng để tham mưu cho ngành, UBND tỉnh tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm. Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, hạ tầng thương mại, nhất là thương mại điện tử. Mở rộng mạng lưới điện đến các địa phương chưa có điện lưới quốc gia. Sở Công Thương tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo, giúp đỡ của Bộ Công Thương; các vụ, cục, đơn vị trực thuộc bộ trong quá trình phát triển ngành công thương trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường công tác quản lý cán bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao; phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch phát triển của ngành công thương năm 2018. 
 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập889
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại757,890
  • Tổng lượt truy cập93,135,554
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây