Học tập đạo đức HCM

Giao thông nông thôn ĐBSCL: Chậm vì "đói" vốn

Thứ tư - 27/03/2013 11:32
Toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 50.400km đường bộ, chiếm 86% tổng chiều dài đường bộ của vùng; trong đó đường huyện, xã có 44.352km. Tuy nhiên chỉ có 28% tổng chiều dài đường nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long là đường bêtông hoặc nhựa, còn lại là đường đất, đường cấp phối đá dăm.

Ảnh minh họa
Trong hệ thống đường huyện, xã chỉ có 41% là đường bêtông và nhựa. Chất lượng cầu, cống trên đường còn thấp và chưa đồng bộ. Riêng đường thôn, xóm thì nhỏ hẹp, chất lượng xấu. Đường huyện phổ biến là cấp 5, 6, chỉ có xe tải nhẹ, xe khách nội huyện lưu thông. Đường xã thường chỉ rộng 4m, chỉ có xe máy và xe tải nhỏ lưu thông với tốc độ chậm. Mặt đường giao thông nông thôn chưa đáp ứng được nhu cầu nên một số nơi tai nạn giao thông gia tăng.

Ở Đồng bằng sông Cửu Long, tỷ lệ số xã có đường ôtô dẫn đến trung tâm chiếm 93%, thấp nhất trong các vùng kinh tế khác của cả nước. Hiện chỉ có ba tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long là có tỷ lệ 100% số xã có đường ôtô đến trung tâm xã. 

Chưa có xã nào đạt tiêu chí giao thông

Đánh giá theo tiêu chí nông thôn mới, đến ngày 1/7/2011, chưa có xã nào tại Đồng bằng sông Cửu Long đạt được tiêu chí về giao thông. Số xã có tỷ lệ đường trục xã, liên xã được láng nhựa, bêtông hóa chỉ đạt 4,9%. Số xã có đường trục thôn, xóm cứng hóa đạt 9,06%; có đường ngõ, xóm sạch, không lầy lội vào mùa mưa là 3,68%; có đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện là 2%. 

Đến nay, mạng lưới giao thông nông thôn đường bộ tại Đồng bằng sông Cửu Long chưa theo kịp tốc độ phát triển của vùng, phân bố chưa đều, chưa phủ kín vùng và chưa kết nối liên hoàn từ đường tỉnh, huyện xuống nông thôn. Mật độ đường còn có sự chênh lệch rất lớn giữa các khu vực nông thôn, đô thị. Đến tháng 7/2011, còn 91 xã trong vùng chưa có đường ôtô đến trung tâm xã, vẫn còn nhiều xã chưa đi được trên đường bộ vào mùa mưa. 

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nói trên nhưng chủ yếu là do thiếu vốn trầm trọng. Nhu cầu về vốn để đầu tư phát triển hệ thống giao thông bộ tại Đồng bằng sông Cửu Long là rất lớn nhưng nguồn lực của các tỉnh rất hạn chế. Cả trong việc duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông nông thôn đã được xây dựng trước đây cũng đang thiếu. Trong khi đó, Đồng bằng sông Cửu Long kênh rạch chằng chịt, địa hình trũng, nền đất yếu, chịu ảnh hưởng của lũ hàng năm, nguồn vật liệu (đá, ximăng, nhựa, thép…) đều phải mua từ nơi khác nên chi phí xây dựng giao thông nông thôn cao hơn các vùng khác rất nhiều. 

Cần huy động nhiều nguồn lực

Từ thực tế trên, ngày 20/3, Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải đã tổ chức hội thảo với chủ đề “Thực trạng giao thông nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long.” 

Hội thảo tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn, từ đó đề ra các giải pháp ưu tiên đầu tư phát triển giao thôn nông thôn làm tiền đề cho phát triển kinh tế-xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. 

Các ý kiến đã  kiến nghị các tỉnh trong vùng huy động tối đa nhiều nguồn lực phát triển giao thông nông thôn; các bộ, ngành chủ quản cần ban hành cơ chế, chính sách quản lý, bảo trì hệ thống giao thông nông thôn hiện có một cách hợp lý, hiệu quả đồng thời các tỉnh huy động mọi thành phần kinh tế chăm lo xây dựng giao thông nông thôn để đến năm 2020, có 100% số xã trong vùng có đường ôtô đến trung tâm xã (trừ những xã quá khó khăn); 100% đường huyện, đường xã đi lại quanh năm; tỷ lệ mặt đường được nhựa hóa hoặc bêtông hóa đối với đường huyện đạt 100%, đường xã tối thiểu 70%. 

Đưa dần hệ thống đường giao thông nông thôn vào cấp kỹ thuật, đường huyện đạt tiêu chuẩn tối thiểu là cấp 5, đường xã tối thiểu đạt cấp 6 (theo tiêu chuẩn Việt Nam 4054:2005). Tối thiểu có 50% các đường thôn xóm được cứng hóa, đạt loại A (theo tiêu chuẩn 22 TCN 210-92, trở lên); 45% các đường trục chính nội đồng được cứng hóa, phương tiện cơ giới đi lại thuận tiện. Từng bước kiên cố hóa cầu cống trên đường giao thông nông thôn, xóa bỏ hết các cầu vật liệu thô sơ, tạm bợ; từng bước phát triển kiên cố cả giao thông nội đồng để đáp ứng được nhu cầu công nghiệp hóa sản xuất, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp.
Nguồn TTXVN
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập642
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại786,255
  • Tổng lượt truy cập93,163,919
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây