Bộ mặt nông thôn đang được đổi thay
“Viên gạch” đầu tiên được đặt bắt đầu từ năm 2009, khi xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ) được triển khai xây dựng mô hình điểm của trung ương, đến nay, Hà Nội đã có 166/386 xã đạt chuẩn NTM. Cùng với đó, đời sống vật chất, tinh thần của nông dân thủ đô cũng được cải thiện. Cụ thể, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng từ 14 triệu đồng (2011) lên 28,6 triệu đồng (2014). Hơn 99.000 lao động nông thôn được đào tạo nghề, trong đó, có 72,9% có việc làm đúng với nghề được đào tạo, tỉ lệ có việc làm sau khi đào tạo đạt 87%.
Để gia tăng cơ hội việc làm cho lao động nông thôn, TP đã tổ chức khoảng hơn 100 phiên giao dịch việc làm, tỉ lệ lao động nông nghiệp qua đào tạo đạt 49,72%, năng suất lao động cũng được cải thiện
đáng kể.
Bên cạnh đó, các dịch vụ chăm sóc về y tế, giáo dục cho người dân cũng có nhiều chuyển biến. Theo đánh giá của ban chỉ đạo, đến nay, 100% các trạm y tế xã có bác sĩ, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe cho người dân được cải thiện. 90% số hộ gia đình có vô tuyến truyền hình và trên 95% số xã có máy tính kết nối Internet.
Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, không còn phòng học tạm, phòng học “cấp bốn” dột nát, xóa bỏ học 3 ca, góp phần từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở nông thôn.
Mặt khác, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đạt được những bước tiến quan trọng. Tỉ lệ xã có đường ôtô đến trụ sở xã được cứng hóa đạt 100%; đường trục, đường liên thôn được cứng hóa đạt 95% và điện lưới đã đến với 100% số thôn, xã trên địa bàn thủ đô.
Phải tăng cường đổi mới
Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng chương trình xây dựng NTM vẫn phải thừa nhận thực tế, đến nay, nông thôn thủ đô vẫn còn tới 34.409 hộ nghèo, tỉ lệ hộ nghèo còn 1,91%.
Ban chỉ đạo yêu cầu các sở, ban, ngành thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức, coi trọng đối thoại trực tiếp lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với nhân dân, lắng nghe nguyện vọng, giải đáp thắc mắc của người dân.
Bên cạnh đó, các sở, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như: Bố trí kinh phí để tiếp tục thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế đối với 7 xã nghèo của huyện Sóc Sơn; tháo gỡ khó khăn về mặt bằng đấu giá đất, đồng thời, xem xét lại những vị trí quy hoạch bị chồng; hoàn thiện chính sách tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi sau dồn điền đổi thửa; khuyến khích phát triển vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung.
Các huyện, thị xã tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các xã đăng ký phấn đấu hoàn thành NTM năm 2015, xây dựng kế hoạch, lộ trình phù hợp có tính khả thi; tổ chức giao ban định kỳ hằng tháng, cấp xã giao ban hằng tuần để kịp thời tháo gỡ khó khăn trong tổ chức thực hiện. Ưu tiên các dự án trọng tâm, trọng điểm phục vụ sản xuất như giao thông, thủy lợi nội đồng, điện phục vụ sản xuất và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án cấp nước sạch nông thôn. Chủ động triển khai công tác phòng, chống lụt bão, thực hiện tốt phương châm “4 tại chỗ” nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước và
nhân dân.
Ban chỉ đạo yêu cầu, các đơn vị liên quan cần tăng cường nguồn lực để phấn đấu đến hết năm 2015, thủ đô có trên 40% số xã đạt chuẩn NTM.
Thảo Anh
Theo: laodong.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;