Học tập đạo đức HCM

Góp công lớn vào xây dựng nông thôn mới

Thứ sáu - 30/03/2018 03:08
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh tỉnh Đồng Nai (Agribank Đồng Nai) là một trong những đơn vị có quy mô lớn thuộc hệ thống Agribank VN.
Trong nhiều năm qua, Agribank Đồng Nai luôn “tiên phong” trong việc cung cấp các dịch vụ tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là góp công lớn vào thành tựu xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thành lập (26.3.1988 - 26.3.2018), PV Báo Thanh Niên đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Huy Trinh - Giám đốc Agribank Đồng Nai về những thành công của ngân hàng này.
PV: Xin ông cho biết khái quát về những cột mốc phát triển của Agribank Đồng Nai trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng, trưởng thành?
Góp công lớn vào xây dựng nông thôn mới - ảnh 1
       
Ông Nguyễn Huy Trinh: sau Đại hội VI của Đảng, công cuộc đổi mới chính thức được triển khai. Xác định đổi mới hệ thống ngân hàng là khâu then chốt, ngày 26.3.1988, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định số 53/HĐBT thành lập hệ thống Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp (tiền thân của Agribank ngày nay) trên cơ sở nhận bàn giao từ Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành. Ra đời trong bối cảnh chuyển đổi sang kinh tế thị trường, Agribank Đồng Nai phải đối mặt với muôn vàn khó khăn. Tổng nguồn vốn huy động chỉ có 10 tỉ đồng, dư nợ 26 tỉ đồng. Khách hàng là các doanh nghiệp (DN) quốc doanh và các HTX phần lớn kinh doanh không hiệu quả, nguy cơ phá sản luôn rình rập.
Đến năm 1990, Agribank Đồng Nai chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ. Tuy nhiên, ngân hàng lại phải đối mặt với nguy cơ mới: công nghệ lạc hậu, bộ máy cồng kềnh, chi phí lớn, trong khi khách hàng cho vay chủ yếu là các đơn vị quốc doanh hoạt động kém hiệu quả. Cùng thời điểm đó, Agribank VN bắt đầu thực hiện cơ chế khoán tài chính. Để khắc phục những khó khăn trên, ban lãnh đạo Agribank Đồng Nai quyết định chuyển hướng kinh doanh, đổi mới cơ cấu vốn, đầu tư có chọn lọc vào các đơn vị quốc doanh, xem nhiệm vụ cho vay các hộ sản xuất, hộ nông dân là nhiệm vụ trọng tâm. Từ năm 1992, Agribank Đồng Nai đã mở rộng dần các ngân hàng liên xã, tạo thuận lợi và an toàn cho khách hàng. Đến năm 1997, sau gần 10 năm đi vào hoạt động, với cách làm mới, nguồn vốn huy động đạt được 637 tỉ đồng, dư nợ cho vay đạt 797 tỉ đồng.
Xác định đầu tư cho “tam nông” là nhiệm vụ trọng tâm, Agribank Đồng Nai luôn triển khai thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của T.Ư về đầu tư tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Năm 1999, tổng dư nợ cho vay của Agribank Đồng Nai là 1.476 tỉ đồng, trong đó có hơn 49% là đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn. Đến cuối năm 2010, tổng dư nợ đạt hơn 7.000 tỉ đồng, cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn hơn 65%.
 
 
Góp công lớn vào xây dựng nông thôn mới - ảnh 2
Bên cạnh việc bám sát diễn biến thị trường, chuyển động của nền kinh tế trong từng giai đoạn, Agribank Đồng Nai luôn có những cách làm sáng tạo để đáp ứng được yêu cầu khách quan của nền kinh tế, phát huy tối đa thế mạnh của mình, góp phần vào hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới.
 
 
Ông Nguyễn Huy Trinh - 
Giám đốc Agribank Đồng Nai
 
Từ sau khi có các nghị quyết của T.Ư và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, Agribank Đồng Nai đã đóng góp quan trọng vào thành tích khi Đồng Nai là tỉnh có 2 huyện đầu tiên trong cả nước được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Đến nay, tổng dư nợ của Agribank Đồng Nai đạt hơn 14.000 tỉ đồng với hơn 92% dư nợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn, tổng dư nợ đang đầu tư cho 124 xã nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh là 9.400 tỉ đồng, chiếm 65% tổng dư nợ.
Năm 2001 đánh dấu cột mốc Agribank Đồng Nai bắt đầu tự chủ được nguồn vốn, không còn phải vay vốn của ngân hàng cấp trên. Nguồn vốn huy động đạt 1.700 tỉ đồng, dư nợ cho vay 1.500 tỉ đồng. Đến cuối năm 2017, vốn huy động đạt gần 25.000 tỉ đồng, tăng gấp gần 2.500 lần so với khi mới thành lập và là ngân hàng có nguồn vốn huy động cao nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
Cuối năm 2017, Agribank Đồng Nai đã triển khai thành công “Điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng”. Đây là mô hình đặc biệt của Agribank nhằm mang đến thuận lợi nhất cho khách hàng. Xin ông cho biết cụ thể hơn về dịch vụ này?
Để khắc phục những khó khăn trong triển khai hoạt động tín dụng nông thôn, Agribank VN đã có đề án 979/HĐTV-TCTL ngày 19.7.2017 về việc “Tổ chức các điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng” nhằm tạo điều kiện mở rộng tín dụng và cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các hộ sản xuất, cá nhân ở khu vực nông thôn vùng sâu, vùng xa. Agribank Đồng Nai đã được Agribank VN chọn là một trong những chi nhánh triển khai thí điểm mô hình này.
Điểm giao dịch lưu động được trang bị một xe ô tô chuyên dùng thống nhất chung trong toàn hệ thống và các trang thiết bị khác để đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả. Sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động, điểm giao dịch lưu động tại Agribank Xuân Lộc – Đồng Nai đã huy động được hơn 2 tỉ đồng, quản lý 103 tỉ đồng dư nợ, triển khai tốt các dịch vụ tín dụng khác của Agribank.
Vừa thực hiện hiệu quả mục tiêu kinh doanh, vừa đảm nhiệm tốt vai trò chính trị nhằm góp phần ổn định, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, bí quyết nào để Agribank Đồng Nai hoàn thành tốt nhiệm vụ “hai trong một” này, thưa ông?
Trải qua quá trình 30 năm hình thành và phát triển, Agribank Đồng Nai luôn nhận thức được rằng bên cạnh hoạt động kinh doanh còn phải thực hiện các chủ trương, chính sách về đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong suốt quá trình hoạt động, Agribank Đồng Nai luôn được lãnh đạo các cấp, các ngành ủng hộ. Xác định nhân tố con người luôn đóng vai trò then chốt, Agribank Đồng Nai thường xuyên giáo dục CBVC nhận thức về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức của người làm ngân hàng, trách nhiệm của hệ thống Agribank đối với sự nghiệp đổi mới, hiện đại hóa nông thôn. Chính văn hóa, trí tuệ của con người Agribank với tinh thần sáng tạo, tận tụy… là bí quyết giúp Agribank Đồng Nai luôn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.
Góp công lớn vào xây dựng nông thôn mới - ảnh 4
Định hướng và chiến lược phát triển của Agribank Đồng Nai trong thời gian tới?
Tiếp tục bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, gắn mục tiêu hoạt động với định hướng phát triển của địa phương. Tập trung đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên phát triển của Chính phủ. Giữ vững vị thế ngân hàng thương mại có nguồn vốn huy động cao nhất và có dư nợ đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn cao nhất trên địa bàn, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.
Theo thanhnien.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập325
  • Hôm nay31,761
  • Tháng hiện tại234,152
  • Tổng lượt truy cập85,141,188
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây