Học tập đạo đức HCM

Hỗ trợ chuỗi cam Sành ở Hà Giang

Thứ bảy - 31/03/2018 11:06
Do đáp ứng nhiều tiêu chí, nhất là đang có sẵn mối liên kết sản xuất với doanh nghiệp, HTX Hương Sơn (huyện Quang Bình, Hà Giang) nhiều khả năng được đoàn công tác Liên minh HTX Việt Nam lựa chọn, đề xuất tham gia vào chương trình xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Từ Quốc lộ 2, đoàn công tác hỗ trợ HTX vùng Đông Bắc của Liên minh HTX Việt Nam phải đi tiếp gần 40km đường rừng sâu hút mới vào đến HTX Nông nghiệp Hương Sơn. 

Đây là HTX ra đời năm 2017, để gánh vác sứ mệnh tạo chuỗi sản xuất và tiêu thụ quả cam đặc sản ở xã vùng núi đặc biệt khó khăn này. 

Vai trò HTX ở vùng cam

Quang Bình là 1 trong 3 huyện trọng điểm xây dựng sản phẩm chủ lực cam Sành của tỉnh Hà Giang. Huyện hiện có tổng số 2.482 ha cây cam, trong đó số cây đang chăm sóc 1.258 ha, số cây cho thu hoạch 1.224 ha và có 451 ha được cấp chứng nhận VietGAP có năng suất 100 tạ/ha, hàng năm đạt sản lượng 4.500 tấn. 

Dù cho “Cam Sành Hà Giang” là thương hiệu nổi danh nhiều năm, nhưng vấn đề đầu ra cho sản phẩm vẫn là nỗi lo thường trực. 

Như năm ngoái, thảm họa “được mùa mất giá” ập xuống vùng cam Hà Giang. Các hộ trồng cam thiệt đơn, thiệt kép, cam đã mất giá lại không ai mua, cam không thu hái kịp tự rụng và gây nhiều hệ lụy ảnh hưởng ngay tới màu đơm hoa kết trái vụ sau.

Cùng với chính sách khuyến khích phát triển HTX, liên kết doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm ở vùng cam Hà Giang và huyện Quang Bình, xã Hương Sơn đang trong cao trào phát triển tổ sản xuất cam VietGAP, tập hợp nhiều hộ trồng cam theo quy trình VietGAP. 

Trên nền tảng đó, mô hình chuyên cây quả có múi là HTX Nông nghiệp Hương Sơn được thành lập, có 7 hộ thành viên, góp tổng vốn điều lệ 1 tỷ đồng.

Giám đốc HTX trẻ - anh Đỗ Văn Hưng, cho biết cùng với sự hợp tác bao tiêu sản phẩm của công ty Dược Bảo Châu (Hà Nội), niên vụ cam 2017, các hộ thành viên HTX đăng ký làm các vườn rừng cam chuyên canh VietGAP rộng 21,3 ha, dự kiến sản lượng 500 tấn, tổng thu ước đạt 557 triệu đồng. 

Tính đến ngày 10/3, HTX Hương Sơn bán ra 385 tấn, giá bán 10.000 đồng/kg thu về 385 triệu đồng. Hiện số cam còn khoảng trên 100 tấn, dự kiến bán hết trong tháng 3 này với giá nhích hơn, HTX sẽ thu về gần 200 triệu đồng. 

Nhằm giữ vững ổn định đầu ra cho sản phẩm, hàng năm, tỉnh Hà Giang và huyện Quang Bình đã tổ chức nhiều hội thi, hội chợ cam giúp các hộ trồng cam tìm kiếm đầu mối tiêu thụ. Vài năm gần đây, các cấp ngành ở tỉnh đã xây dựng chỉ dẫn địa lý, in ấn tem, bao bì sản phẩm hỗ trợ các HTX và tổ sản xuất cam VietGAP. 

Đoàn công tác Liên minh HTX Việt Nam khảo sát vùng cam đang chăm sóc của HTX Hương Sơn

Chọn nhu cầu hỗ trợ chuỗi cam

Huyện Quang Bình có chủ trương giao các HTX liên kết với các doanh nghiệp và hộ dân xây dựng các chuỗi liên kết sản phẩm cam Sành. Huyện cũng giao Phòng NN&PTNT phối hợp với các phòng ban liên quan hỗ trợ HTX làm tốt công tác tuyên truyền thương hiệu cam VietGAP, thành lập các gian hàng tại Hà Nội và các tỉnh bạn.

Theo Giám đốc Đỗ Văn Hưng, vì nằm ở địa bàn xã vùng sâu vùng xa, HTX rất cần hỗ trợ về công nghệ bảo quản sau thu hoạch, tiếp thị và tiêu thụ quả cam trong và ngoài nước. Cùng với đó, HTX rất mong được Liên minh HTX các cấp hỗ trợ đào tạo năng lực quản lý HTX và hỗ trợ giống cam mới không hạt.

Từ khảo sát thực tế, đoàn công tác Liên minh HTX Việt Nam bước đầu nhận thấy HTX Hương Sơn có nhiều khả năng lựa chọn tham gia vào chương trình xây dựng HTX kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm.

Ông Nguyễn Mạnh Cường - Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế hợp tác (Liên minh HTX Việt Nam), đã đề nghị trước tiên, HTX Hương Sơn cần rà soát lại “làm chặt” ngay từ ban đầu về cơ cấu tổ chức bộ máy, điều lệ và định hướng sản xuất kinh doanh.

Về nhu cầu đào tạo, HTX cân nhắc hai hướng. Nếu cần nâng cao trình độ quản trị HTX, Liên minh HTX tỉnh có kế hoạch tổ chức đợt bồi dưỡng chung cho các HTX trên địa bàn, trong đó có HTX Hương Sơn. 

Nếu HTX có nhu cầu chuyên môn sâu về quy trình sản xuất, Liên minh mở lớp đào tạo cho các thành viên HTX và người dân ngay tại địa phương.

Ông Nguyễn Mạnh Cường cũng tư vấn làm rõ hơn các nhu cầu HTX Hương Sơn cần hỗ trợ về giống cây, vốn vay, công nghệ bảo quản, mở website quảng bá sản phẩm… 

Đồng thời, nhấn mạnh lợi thế HTX Hương Sơn đang có mối liên kết sản xuất với công ty Dược Bảo Châu, nên phải bàn nội bộ HTX để thống nhất đề xuất bằng văn bản về Liên minh HTX Việt Nam, từ đó chốt phương án hỗ trợ HTX tối ưu nhất để triển khai kịp thời trong năm 2018.

Lưu Đoàn
http://thoibaokinhdoanh.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập361
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại838,074
  • Tổng lượt truy cập92,011,803
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây