Học tập đạo đức HCM

Hà Nội xứng danh “đầu tàu”

Thứ hai - 12/01/2015 09:54
Theo ước tính, sau khi rà soát lại, năm 2014 Hà Nội đã có thêm ít nhất 69 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), cộng với số xã đã đạt đủ 19/19 tiêu chí từ năm 2013, đến nay Hà Nội đã trở thành địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng NTM với gần 110 xã đạt chuẩn.

Khởi sắc toàn diện

Ngay từ năm 2013, Hà Nội đã trở thành địa phương có nhiều xã NTM nhất cả nước với 50 xã (trong đó có 12 xã của huyện Từ Liêm cũ nay đã chuyển lên phường). Ông Trần Xuân Việt - Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết: “Kết thúc năm 2014, theo số liệu các huyện báo cáo lên thì Hà Nội sẽ có thêm 72 xã đạt đủ tiêu chí NTM. Song con số này phải được thành phố kiểm tra, đánh giá lại và dự kiến con số chính thức khoảng 69-70 xã. Cộng với 38 xã NTM từ trước, đến hết năm 2014 thành phố có gần 110 xã/386 xã đạt đủ tiêu chí NTM (chiếm gần 1/3)”.

 

Chuyển sang trồng rau an toàn, nông dân xã Tiền Yên (Hoài Đức, Hà Nội) đã có thu nhập cao hơn.   Ảnh: Trần Quang
Cũng theo ông Việt, ưu tiên của thành phố hiện nay là tập trung vào xây dựng cùng lúc nhiều tiêu chí, đầu tư theo hướng toàn diện, trong đó tiêu chí giao thông sẽ được chú trọng. “Với cách làm đó, dự kiến trong năm 2015, Hà Nội sẽ có thêm 60-70 xã NTM, nâng tổng số xã đạt đủ 19 tiêu chí lên gần 40%, tức gấp đôi so với chỉ tiêu của T.Ư” - ông Việt nói. Về mục tiêu cụ thể, trong năm 2015 và giai đoạn tiếp theo sẽ là triển khai đề án tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng NTM trên địa bàn thành phố.

 

Ngoài số xã đã đạt đủ tiêu chí NTM, theo đánh giá của Ban chỉ đạo Chương trình 02 của TP.Hà Nội về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân” (Chương trình 02-CTr/TU), Hà Nội còn có 165 xã đạt 14-18 tiêu chí; 155 xã đạt 10-13 tiêu chí; 6 xã đạt 5-9 tiêu chí; không có xã nào dưới 5 tiêu chí.

Trên 21.100 tỷ đồng cho nông thôn mới

Nhìn lại quá trình xây dựng NTM của Hà Nội có thể thấy, nếu năm 2010, khi cả người dân và cán bộ đều chưa hiểu thế nào là NTM, chưa biết hình hài, bước đi như thế nào để đạt được chỉ tiêu đề ra thì chỉ sau 4 năm triển khai xây dựng, Hà Nội đã trở thành điển hình của cả nước khi có tới gần 110 xã NTM. Như tại xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, sự khởi sắc đã hiện rõ trong từng hộ gia đình. Trưởng thôn Tranh Khúc Lý Thị Thiệp cho biết, từ khi phát triển mạnh nghề làm bánh chưng truyền thống, kinh tế của hầu hết gia đình trong thôn đều khá lên, thu nhập bình quân đầu người đã đạt 26 triệu đồng/năm. Cả thôn chỉ còn 5/215 hộ nghèo, còn hộ giàu ngày càng tăng nhanh. Giờ này, nhà nhà đều đã chuẩn bị những bao gạo dẻo thơm nhất để làm bánh chưng phục vụ thị trường tết.

Còn ở huyện Ba Vì, cùng với việc đẩy mạnh các chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm rõ rệt từ xấp xỉ 20% cách đây 4 năm, nay chỉ còn dưới 5%. Điển hình như ở xã Tản Hồng, những ngôi nhà khang trang, bề thế xuất hiện ngày càng nhiều. Chủ tịch UBND xã Tản Hồng Phương Văn Liễu cho biết, thành quả đó là do các hộ nông dân đã năng động phát triển mạnh các ngành nghề cho giá trị kinh tế cao như trồng nấm, làm mộc, chăn nuôi, cơ khí…

Theo ông Chu Phú Mỹ - Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội, trong 4 năm triển khai Chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy, tổng kinh phí đầu tư cho NTM toàn thành phố đã đạt hơn 21.100 tỷ đồng, với hàng trăm nghìn km đường giao thông được sửa chữa, làm mới; hàng nghìn nhà văn hóa thôn, làng được xây dựng; hàng trăm trạm y tế, trường học được đầu tư khang trang để con em nông dân được học tập trong những môi trường tốt hơn… Đặc biệt nguồn vốn này đã được đầu tư nhiều hơn vào quy hoạch, chỉnh trang đồng ruộng, mua sắm máy móc để công việc của nhà nông bớt nhọc nhằn; những mô hình sản xuất hay, mới, hiệu quả ngày một nhiều...

  Chương trình luôn được sự chỉ đạo sát sao của thành phố. Theo ông Trần Xuân Việt, định kỳ 3 tháng 1 lần, Ban chỉ đạo lại họp giao ban để sơ kết chương trình và đề ra những nhiệm vụ thực hiện cụ thể. Các tổ công tác giúp việc của Ban chỉ đạo cũng thường xuyên kiểm tra tình hình các địa phương, kịp thời đánh giá, xác nhận các xã đạt đủ tiêu chí NTM. 
Văn Ngọc
Theo Dân Việt
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập884
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm883
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,313
  • Tổng lượt truy cập93,166,977
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây