Học tập đạo đức HCM

Hiến kế nâng tầm nông sản Việt

Thứ bảy - 02/06/2018 06:11
Những con số mà ông Koichiro Abe - Tổng giám đốc điều hành Công ty Raycean - đưa ra tại Hội thảo ứng dụng công nghệ mới phát triển chuỗi giá trị nông sản Việt Nam – Nhật Bản không chỉ khiến nhiều nông gia mà ngay cả chuyên gia nông nghiệp Việt Nam ngỡ ngàng.

Theo đó, các mặt hàng nông sản Nhật Bản có chất lượng, giá trị cao dựa trên thương hiệu, công nghệ trồng trọt. Chẳng hạn, xoài trung bình giá 48,5 USD/kg nhưng có thể tăng 112% nhờ thương hiệu "Taiyo-no-tamago" trồng ở Miyazaki; xà lách cũng giá tăng gấp 200% với thương hiệu "xà lách có hàm lượng Ka thấp" trồng tại Fukushima. Thậm chí, cà chua rất rẻ nhưng giá có thể tăng trên 2.600% với thương hiệu "Tokutani-tomato" sản xuất ở Kochi…

"Công nghệ, bí quyết và chiến lược marketing là phương thức để nâng tầm giá trị nông sản", ông Koichiro Abe nói và nhấn mạnh: "Chúng tôi sẵn sàng chuyển giao công nghệ này cho nông dân Việt Nam". 

Theo các chuyên gia, nền nông nghiệp Việt Nam có nhiều nét tương đồng với Nhật Bản. Hơn thế, trong bối cảnh hợp tác nông nghiệp giữa hai nước ngày càng chặt chẽ, đây là cơ hội để nông sản Việt Nam nâng giá trị gia tăng trong xuất khẩu, nhất là mặt hàng rau, quả. 
Việt Nam đang phát triển chuỗi giá trị nông sản, đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý cho đặc sản vùng miền, đây mới là điều kiện cần. Điều kiện đủ chính là việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, không chỉ dừng ở trong công đoạn sản xuất mà cần tiếp cận công nghệ cho toàn bộ chuỗi sản xuất từ trồng trọt, thu hoạch, chế biến cho đến phân phối. Doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng hóa sang Nhật Bản, công nghệ cũng phải tương đối tương thích với công nghệ nước bạn để tạo ra sản phẩm đáp ứng chất lượng hàng hóa và được thị trường thừa nhận. Đó là công nghệ liên quan đến chế phẩm sinh học, thủy canh, vật liệu kiểm soát nhiệt độ, thuốc trừ sâu hữu cơ… 

Ngoài công nghệ sản xuất nông nghiệp tiên tiến cần áp dụng, các chuyên gia đến từ Cục Công nghiệp thực phẩm Nhật Bản cũng khuyến cáo một xu hướng là nhu cầu với thực phẩm hữu cơ đang tăng trưởng với tốc độ cao. Để thương mại hóa sản phẩm hữu cơ, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có chứng nhận hữu cơ. Cụ thể, chế độ chứng nhận hữu cơ JAS của Nhật Bản là chế độ thông dụng quốc tế mà nhà sản xuất, doanh nghiệp Việt Nam cần có. 

 

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập301
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm299
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,783
  • Tổng lượt truy cập92,049,512
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây