Học tập đạo đức HCM

Hưng Yên kết nối cung cầu, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm vùng nông thôn

Chủ nhật - 03/06/2018 00:08
Tăng cường kết nối cung cầu, tạo lập chuỗi liên kết bền vững trong hoạt động sản xuất tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy gắn kết giao thương giữa doanh nghiệp với nhà sản xuất, tạo sản phẩm chất lượng uy tín đối với thị trường trong nước và xuất khẩu...
Đây là những vấn đề trọng tâm được đưa ra tại hội nghị triển khai chương trình "Kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp tiêu biểu của các vùng nông thôn tỉnh Hưng Yên", diễn ra ngày 25/9. 
 
Ông Nguyễn Văn Thơ, Giám đốc Sở Công Thương Hưng Yên cho biết, mục đích của chương trình kết nối cung cầu nhằm đẩy mạnh hợp tác, kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố trong cả nước, hưởng ứng cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Theo đó, chương trình tập trung vào các nông sản đạt các tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap và các mặt hàng công nghiệp như: cây ăn quả, chế biến lương thực, thực phẩm, dược liệu, đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ... Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, người sản xuất gặp gỡ, giao lưu tìm kiếm đối tác, thiết lập chuỗi liên kết chặt chẽ, ổn định giữa vùng sản xuất của tỉnh và thị trường tiêu thụ tại các tỉnh, thành phố, đặc biệt là thành phố Hà Nội. 
 
Theo ông Nguyễn Văn Doanh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên, cùng với các sản phẩm truyền thống như nhãn lồng Phố Hiến, tương Bần, hương trầm Bảo Khê, gà Đông Tảo..., trên địa bàn đang phát triển thêm nhiều sản phẩm chất lượng cao, tạo thương hiệu với người tiêu dùng trong cả nước như cam Hưng Yên, chuối tiêu hồng Khoái Châu, quất cảnh Văn Giang, vải lai chín sớm Phù Cừ, nghệ Chí Tân... 
 
Cùng với chủ trương "dồn điền đổi thửa", nông dân Hưng Yên cũng thực hiện canh tác tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học, không sử dụng hóa chất độc hại, thực hiện quy trình chăm sóc sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu của các nhà phân phối và người tiêu dùng trong và ngoài nước. 
 
Bà Vũ Thị Xuân Hương, Công ty TNHH Phát triển Nông nghiệp Cuộc sống xanh thuộc tập đoàn T&T chia sẻ, công ty đã xuất khẩu thành công nhiều lô vải trồng tại Tây Nguyên sang thị trường châu Âu. Hiện, công ty đang xúc tiến xây dựng vùng trồng vải Hưng Yên với diện tích ban đầu 70 ha tại huyện Phù Cừ. Tại đây, sẽ quy hoạch thành vùng nguyên liệu VietGap; hỗ trợ nông dân kỹ thuật thâm canh, bảo quản sau thu hoạch, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu sang châu Âu, châu Mỹ. Từ đó, mở ra cơ hội mới cho người trồng vải ở Hưng Yên vào những năm tới. 
 
Phó chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên Nguyễn Minh Quang cho hay, Hưng Yên có nhiều sản phẩm thế mạnh về nông nghiệp, nhưng thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp. Vì vậy, những năm qua, tỉnh có nhiều cơ chế, giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa, nông nghiệp an toàn thực phẩm. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, mẫu mã, bao bì đóng gói, tạo ra nhiều sản phẩm hấp dẫn người tiêu dùng; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng khắp trên cả nước và ra nước ngoài. 
 
Tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương tích tụ ruộng đất để sản xuất tập trung, tạo thuận lợi cho việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, đẩy mạnh xây dựng, củng cố hợp tác xã, xây dựng chuỗi liên kết "4 nhà" để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mở rộng diện tích sản xuất an toàn theo quy trình VietGap, giữ uy tín với doanh nghiệp phân phối, tiêu thụ sản phẩm, nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ cho các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa. 
 
Tại hội nghị này đã có 18 biên bản ghi nhớ hợp tác giữa các doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm với các cơ sở, hợp tác xã sản xuất, cung ứng sản phẩm trong tỉnh. Các doanh nghiệp cũng phổ biến quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn, cam, vải tại Hưng Yên cho các hợp tác xã, nhằm giúp người sản xuất áp dụng quy trình chăm sóc tiên tiến, đảm bảo an toàn thực phẩm. 
 
Nhân dịp này, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức khu trưng bày với hơn 50 gian hàng giới thiệu sản phẩm của các địa phương trong và ngoài tỉnh như: Ninh Bình, Bắc Cạn, Hải Phòng, Bắc Giang… Điều này nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị tham gia quảng bá, cung cấp thông tin về sản phẩm hàng hóa tới đối tác và trao đổi giao thương. Đồng thời, kết nối cung cầu hàng hóa giữa các địa phương, phát triển hệ thống phân phối, tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh.
 

 

Mai Ngoan/baotintuc.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập254
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại778,932
  • Tổng lượt truy cập93,156,596
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây