Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ Câu lạc bộ gia đình nông dân văn hóa

Thứ hai - 19/05/2014 00:26
Câu lạc bộ (CLB) gia đình nông dân văn hóa ở thôn 6, xã Khuê Ngọc Điền (Krông Bông - Đắk Lắk) thành lập từ năm 2003. Khi đó, chỉ có 36 hội viên tham gia sinh hoạt, cuộc sống của nhiều gia đình còn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 36,1%. Sau hơn 10 năm, CLB là một trong những mô hình hoạt động hiệu quả ở địa phương.

CLB tổ chức sinh hoạt mỗi quý một lần, vào ngày 16 của tháng cuối quý. Anh Trần Văn Tuấn, Chủ nhiệm CLB, cho biết: “Mục tiêu của CLB là vận động hội viên xây dựng gia đình văn hóa, hạnh phúc và nỗ lực phát triển kinh tế, góp phần đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. 

Qua các buổi sinh hoạt, Ban chủ nhiệm CLB tuyên truyền cho hội viên về: Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Pháp lệnh dân số sửa đổi;… Đồng thời, phối hợp tổ chức các buổi tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi. Ngoài ra, Ban chủ nhiệm CLB còn khéo léo tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và những suy nghĩ thầm kín trong cuộc sống thường ngày của hội viên để có cách giải quyết và giúp đỡ. Nhờ vậy, hội viên được giao lưu, chia sẻ và học hỏi những kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả trong phát triển kinh tế và giữ gìn hạnh phúc gia đình.

Một trong những việc làm thiết thực của CLB là, Ban chủ nhiệm đã vận động hội viên xây dựng quỹ tương trợ giúp đỡ (mỗi hội viên đóng góp 120.000 đồng/năm, trong đó có 20.000 đồng quỹ thăm hỏi), đến năm 2013, tổng số tiền quỹ thu được lên đến 100 triệu đồng. Đã có 30 hội viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để cải thiện cuộc sống, đầu tư phát triển kinh tế.

Từ những hoạt động thiết thực và hiệu quả trên, đến nay, CLB đã thu hút 75 gia đình tham gia. Các gia đình luôn chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; hoàn thành nghĩa vụ công dân. Đặc biệt, phái mày râu đã có ý thức và trách nhiệm chia sẻ với vợ trong việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc con cái. Tư tưởng thích sinh đông con và phải có con trai để nối dõi tông đường không còn tồn tại; các cặp vợ chồng chỉ sinh 2 con để chăm sóc và nuôi dạy tốt hơn. Những mâu thuẫn vụn vặt trong gia đình hội viên được giải quyết ôn hòa và êm thấm, không còn tình trạng bạo lực gia đình, không còn tình trạng ly hôn. Năm 2013, 100% gia đình hội viên không vi phạm pháp luật; 90% gia đình đạt chuẩn gia đình văn hóa; 60% gia đình có kinh tế khá, giàu; 20 hội viên đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi… CLB gia đình nông dân văn hóa đã góp phần đưa thôn 6 trở thành thôn văn hóa tiêu biểu của huyện Krông Bông.

Anh Lê Thương Quang là một trong những hội viên tham gia sinh hoạt CLB gia đình nông dân văn hóa từ những ngày đầu thành lập. Trước đây, kinh tế gia đình anh khó khăn nên anh được Ban chủ nhiệm CLB cho vay 3 triệu đồng để mua phân bón chăm sóc 4 sào càphê, 1ha điều. Từ năm 2009 đến nay, mỗi năm, vợ chồng anh Quang nuôi 2 con bò, 300 con gà và hàng chục con heo..., có thu hàng trăm triệu đồng. 

Anh Trần Văn Hoàng, hội viên CLB, chia sẻ: “Từ khi tham gia CLB, tôi được tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi, lại được sự ủng hộ, động viên nhiệt tình của Ban chủ nhiệm CLB nên mạnh dạn xây dựng mô hình chăn nuôi bò”. Mỗi năm, gia đình anh Hoàng có 10 - 15 con bò để bán; anh còn mua máy xát gạo và mở cửa hàng tạp hóa nhỏ để tăng thêm thu nhập. Kinh tế gia đình ngày càng khá giả, anh Hoàng đã trở thành nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã. 

Có thể nói, tham gia CLB gia đình nông dân văn hóa đã giúp cho nhiều gia đình từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu và đảm bảo hạnh phúc gia đình. Vì vậy, duy trì và nhân rộng mô hình CLB gia đình nông dân văn hóa là việc cần làm ở xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông và tỉnh Đắk Lắk cũng như các địa phương khác.

Võ Thảo
Theo kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập668
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm664
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại94,423
  • Tổng lượt truy cập88,772,757
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây