Học tập đạo đức HCM

Hóa giải sự phức tạp bằng dân chủ

Thứ hai - 03/11/2014 21:38
Ở các tỉnh đồng bằng, dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đã là một nhiệm vụ khó khăn. Với một địa phương có địa hình chia cắt phức tạp, diện tích manh mún như huyện Yên Thuỷ (Hoà Bình), công việc ấy còn gian nan gấp bội. Nhưng khi quy chế dân chủ được phát huy, ý kiến đóng góp của dân được tôn trọng thì mọi khó khăn, thách thức đã được hoá giải.
 

Lãnh đạo huyện Yên Thủy khảo sát cánh đồng mẫu lớn trồng bí xanh an toàn.

Khi sự dân chủ được phát huy

Ông Bùi Huyên, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Thuỷ khẳng định, xuất phát từ thực tiễn sản xuất của địa phương, DĐĐT là một đòi hỏi bức thiết bởi vì nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan nên ruộng đồng ở Yên Thuỷ vô cùng manh mún, nhỏ lẻ, bình quân mỗi hộ có từ 10 - 15 thửa, cá biệt có hộ lên đến 30 thửa, phân bố ở các xứ đồng khác nhau, rất khó khăn trong sản xuất và áp dụng cơ giới hoá. Chính vì vậy, khi UBND huyện ban hành Kế hoạch số 36/KH-UBND ngày 28/5/2013 về việc triển khai thực hiện thí điểm dồn điền đổi thửa (DĐĐT) đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, từ cán bộ đến nhân dân đều đồng tình ủng hộ, bởi họ luôn ước mơ làm điều gì đó để thay đổi những cánh đồng không chỉ triền miên khát nước mà còn thiếu những bước đi mang tính đột phá để tiềm năng đất đai được đánh thức.

“Trong quá trình thực hiện DĐĐT, vai trò của chính quyền cơ sở là rất quan trọng, chính họ đã làm việc với dân, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của họ để triển khai các phương án dồn đổi sao cho hợp lý nhất”, ông Huyên nói.

Ngay sau khi UBND huyện thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm DĐĐT, ở hai xã được chọn làm thí điểm là Ngọc Lương và Yên Trị cũng thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT và Ban DĐĐT tại các xóm. Xã Ngọc Lương chọn xóm Trường Long và Hổ 2; xã Yên Trị chọn xóm Ao Hay để thực hiện cuộc cách mạng này.

Nhớ lại những ngày đo đạc, giao đất ngoài thực địa, ông Huyên không giấu nổi sự phấn chấn: “Xóm làng hôm đó vui như ngày hội, cờ đỏ sao vàng tung bay phấp phới, người dân ai cũng hân hoan nhận khu ruộng mới của gia đình, sẵn sàng bắt tay gieo hạt cho vụ sau. Khi tiếng nói của dân được tôn trọng thì mọi khó khăn, vướng mắc cũng được hoá giải, tư tưởng ruộng xa – gần, tốt – xấu hầu như không còn”.

Nhưng để có được giây phút rộn ràng đó, theo ông Huyên, đội ngũ cán bộ từ huyện đến cơ sở đã luôn sát cánh cùng người dân, mở các cuộc họp để quán triệt văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và Đảng ủy xã đến từng người dân. Phòng Tài nguyên và Môi trường có nhiệm vụ in bản đồ giải thửa diện tích đất nông nghiệp của xóm để bà con nghiên cứu, xây dựng phương án DĐĐT. Tất cả các phương án dồn đổi đều được đưa ra bàn bạc công khai với dân sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của xóm. Trên cơ sở phương án đã được thông qua, Ban DĐĐT của xóm tổ chức cho các hộ bốc thăm vị trí đất mới (chỉ ưu tiên cho những gia đình chính sách, có công với cách mạng); sau đó tổ chức đo đạc cắm mốc và giao đất ngoài thực địa, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Gieo niềm hy vọng

Giờ thì đồng đất ở 3 xóm Ao Hay, Trường Long và Hổ 2 đã được quy hoạch gọn gàng, khoa học. Hệ thống kênh mương, giao thông nội đồng đang được hoàn thiện theo đúng tiêu chí nông thôn mới trên cơ sở sự đóng góp đất, ngày công của người dân. Tổng số hộ đã thực hiện DĐĐT tại 3 xóm là 179 hộ, với diện tích dồn đổi 90,59ha. Trước khi dồn đổi, tổng số thửa tại 3 xóm là 1.658 thửa, sau khi dồn đổi còn 508 thửa. Người dân cũng đã đào đắp, làm mới đường nội đồng dài 9,4km; nạo vét, đào mới 17,4km kênh mương; xây mới 1 bai tràn, 67m kênh bê tông và 23 cống qua đường. Tổng kinh phí hỗ trợ thực hiện DĐĐT năm 2013 cho 3 xóm là 547 triệu đồng.

Nông dân Yên Thủy với niềm vui
được mùa bí xanh.

“Một dấu ấn vô cùng quan trọng của công cuộc DĐĐT là đã khắc phục được tình trạng ruộng đất manh mún, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm 64,21%, mở ra cơ hội cho chúng tôi triển khai các vùng chuyên canh quy mô lớn, thực hiện cơ giới hoá đồng bộ”, ông Huyên nói.

Và hiệu quả của công tác DĐĐT đã được chứng minh ngay trong vụ đông năm 2013 khi ruộng đất tập trung đã giúp bà con giảm thời gian chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và công làm đất từ 30-35% so với trước khi dồn đổi; hệ thống giao thông, thuỷ lợi nội đồng được quy hoạch, giúp nông dân chủ động trong khâu chăm sóc, chủ động nguồn nước tưới nên năng suất cây trồng (chủ yếu là ngô, lạc) tăng từ 2-3 tạ/ha. Khi chưa DĐĐT, chi phí sản xuất 1ha cây màu là 8 - 9 triệu đồng nhưng nay giảm xuống còn 5 - 6 triệu đồng/ha, vì vậy lợi nhuận tăng thêm 3 - 4 triệu đồng/ha.

Ông Vũ Ngọc Nam, Phó trưởng phòng Phòng Nông nghiệp và PTNT Yên Thủy cho biết thêm, trên cơ sở thắng lợi của 3 xóm thí điểm DĐĐT, huyện đã xây dựng phương án triển khai công tác này đến tất cả các xã trên địa bàn trong năm 2014.

Điều đáng phấn khởi hơn là, sau quá trình dồn đổi, ruộng đất như được giải phóng khỏi sự manh mún thì cơ hội làm giàu đã đến khi tháng 9/2013, Cộng đồng nông thôn Hàn Quốc (KOPIA) phối hợp với Viện Nghiên cứu Rau quả Trung ương triển khai mô hình trồng các loại rau, quả như cải thảo, ớt, hành, khoai tây tại Yên Thuỷ hướng tới hình thành vùng nguyên liệu phục vụ xuất khẩu; mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh an toàn với diện tích 25ha đang phát triển rất tốt. Dựa trên điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của địa phương, Yên Thuỷ cũng đang quy hoạch vùng trồng mía nguyên liệu phục vụ Nhà máy đường Việt Đài; phát triển vùng trồng cây vụ đông, cây ăn quả và khoảng 40ha chuyên trồng lạc giống để thay bộ giống đã thoái hoá…

Tất cả đang chờ đợi sự đổi thay từ những cánh đồng…
Nguyễn Trí Long
Nguồn: kinhtenongthon.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập326
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm325
  • Hôm nay33,587
  • Tháng hiện tại160,149
  • Tổng lượt truy cập85,067,185
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây