Học tập đạo đức HCM

Hoan hô “thả hổ về rừng”

Thứ hai - 04/03/2013 03:45
Trung tâm Giống thủy sản An Giang vừa làm một việc cực kỳ ý nghĩa. Bằng kinh phí vận động xã hội đóng góp, trung tâm này vừa thả hơn 11 tấn cá giống và 300.000 cá con xuống nước!

Trước đây, câu tục ngữ "thả hổ về rừng" được coi như là hành động dại dột, nối giáo cho giặc. Ngày nay, khi vấn đề bảo vệ môi trường trở thành quan trọng bậc nhất của nhân loại, "thả hổ về rừng" được hoan nghênh và nhiều nước đã làm như thế với nhiều công phu và tốn kém tiền bạc.

Con người được tạm công nhận là thông minh nhất, là chúa tể muôn loài, có thể dùng một số loài khác làm thức ăn cho mình, nhiều nhất là cá và sau đó là các vật nuôi. Nhưng không phải vì thế mà có quyền tận diệt các loài khác để chiếm vị trí độc tôn hoặc thỏa mãn nhu cầu vô hạn độ hoặc lãng phí. Điều đó, trước hết làm suy thoái và cuối cùng là hủy hoại chính cuộc sống của con người. Nếu không suy nghĩ mà tận diệt "bạn đồng hành", phá vỡ "chuỗi thức ăn" hình thành trong thiên nhiên hàng triệu năm, hậu quả là chính con người bị tiêu diệt...

Con người sẽ sống bằng gì, thở bằng gì nếu chặt phá hết rừng, giết hết động vật rừng, động vật biển, cá mú trong sông ngòi để làm thức ăn hoặc nhiều khi chỉ để làm đồ trang sức? Cho nên tôn trọng thiên nhiên, bảo vệ môi trường là đòi hỏi cấp thiết không thể bàn cãi và cũng không có khả năng bàn cãi.

Không quá bi quan khi có những dự báo kinh hoàng. Ví dụ đã có cảnh báo khoảng 50 năm nữa, biển sẽ hết cá. Điều này có thể đúng hay sai, nhưng thảm họa cuối con đường thì đã thấy rõ. Ngay ở nước ta, cá đồng ở đồng bằng Bắc Bộ đã bị tận diệt vì săn bắt hay vì sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu. Đến lượt đồng bằng sông Cửu Long - nơi vẫn được coi là tài nguyên cá không bao giờ cạn, nay đang ở mức suy thoái nguy hiểm. Nếu chúng ta không thay đổi hành vi, thói quen và nhận thức, cứ "ăn" cho đã thì cái chết của chính chúng ta cũng đã được báo trước.

Hành động của An Giang thật đáng hoan nghênh. Ăn quả không chỉ phải nhớ kẻ trồng cây mà còn phải tiếp tục, không ngừng trồng cây thì mới có quả mà ăn!

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập488
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm485
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại189,601
  • Tổng lượt truy cập88,867,935
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây