Học tập đạo đức HCM

Hội là địa chỉ tin cậy của những nông dân ham làm giàu

Thứ sáu - 31/07/2015 05:05
Từ nhiều năm nay, Hội Làm vườn (HLV) tỉnh Quảng Bình đã trở thành địa chỉ tin cậy của những nông dân ham học hỏi, vượt khó, làm giàu. Bước qua giai đoạn khó khăn, trong nhiệm kỳ mới, HLV Quảng Bình đề ra những mục tiêu lớn hơn, nhằm khẳng định vị thế, vai trò của mình trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Trước thềm đại hội lần thứ V của HLV tỉnh, phóng viên Báo Kinh tế nông thôn có cuộc trò chuyện với ông Trương Đình Sơn, Chủ tịch HLV tỉnh Quảng Bình, để hiểu hơn về những mục tiêu này.

Ông có thể cho biết những kết quả cơ bản Hội đã đạt được trong nhiệm kỳ qua?

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và tỉnh có nhiều thuận lợi, nhưng cũng đan xen không ít khó khăn thách thức (Quảng Bình phải chịu thiên tai, lũ lụt thường xuyên, nhất là cơn bão lịch sử năm 2013 tàn phá nặng nề về người, tài sản, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân), các cấp HLV trên địa bàn tỉnh đã bám sát mục tiêu, nhiệm vụ của từng địa  phương để vận động hội viên xây dựng những mô hình kinh tế phù hợp.

Lãnh đạo HLV Quảng Bình phối hợp với UBMTTQVN tỉnh tặng bò cho người nghèo xã Hòa Trạch (Bố Trạch) trong chương trình VAC tình nghĩa.

Nhờ sự cố gắng, nỗ lực nên kết quả phát triển ngành nông nghiệp nói chung, phong trào phát triển kinh tế VAC, kinh tế gia trại, trang trại trong 5 năm qua nói riêng có những chuyển biến tích cực, đạt hiệu quả cao. Phong trào làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại và công tác xây dựng  tổ chức  Hội tiếp tục phát triển, hoàn thành cơ bản các chương trình, mục tiêu Nghị quyết Đại hội IV, nhiệm kỳ 2009 - 2014 đề ra. Hiện, 100% số đơn vị huyện, thị, thành Hội có cán bộ chuyên trách và được địa phương hỗ trợ kinh phí. Đến nay, toàn tỉnh có 265 chi Hội, 92 tổ chức Hội cơ sở (tăng 42 chi Hội và 14 Hội cơ sở), với 11.784 hội viên, tăng 1.394 hội viên so với đầu nhiệm kỳ. Số tổ chức Hội cơ sở khá, vững mạnh chiếm tới 60%, đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra.

Về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình, Hội phối hợp, tổ chức, lồng ghép 665 lớp với 32.500 lượt người tham gia, đạt 150% kế hoạch; đào tạo nghề được 20 lớp với 610 học viên tham gia, đạt 200% kế hoạch; tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 100 cán bộ Hội cơ sở; xây dựng 520 mô hình kinh tế VAC, kinh tế trang trại và tổ chức xây dựng Hội ở cơ sở; xây dựng 150 vườn VAC tình thương, tình nghĩa cho hội viên; không có gia đình hội viên nghèo.

Ngoài ra, Hội còn tham gia hỗ trợ hội viên, nông dân xây dựng vườn, trang trại mới, cải tạo, tu bổ vườn tạp, đạt 75% kế hoạch. Tham gia và góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi trong sản xuất nên có hàng ngàn hộ gia đình xây dựng được các mô hình kinh tế VAC, kinh tế gia trại, trang trại đạt hiệu quả cao, hàng ngàn hộ hội viên có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm, góp phần cùng cả tỉnh xây dựng nông thôn mới, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và làm giàu bền vững.

Phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu của Hội nhiệm kỳ 2015 - 2020 là gì, thưa ông?

Nhiệm kỳ 2015 – 2020, các cấp HLV tiếp tục xây dựng, củng cố tổ chức, phát triển phong trào kinh tế VAC, kinh tế trang trại, thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và làm giàu, đóng góp tích cực vào Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Để đạt được mục tiêu,  phương hướng trên, tổ chức Hội các cấp cần tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau:

Củng cố và phát triển tổ chức Hội các cấp, tăng cường và duy trì chế độ sinh hoạt thường xuyên, phát triển tổ chức Hội và kết nạp hội viên mới đảm bảo chất lượng theo tiêu chí “5 có và 1 không”, phát triển các mô hình tổ chức hoạt động có hiệu quả như: Câu lạc bộ trang trại, câu lạc bộ chuyên ngành, tổ dịch vụ VAC; tổ chức các hoạt động dịch vụ kỹ thuật, tạo nguồn vốn để Hội hoạt động...

Tổ chức các hoạt động của Hội gắn với thực hiện nhiệm vụ của nhà nước, đó là: Hoạt động khoa học - công nghệ để hỗ trợ kinh tế VAC, kinh tế trang trại, từng bước nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất; tham gia công tác tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới, xây dựng mô hình khuyến nông VAC, tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn; thực hiện các chương trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP), công nghệ khí sinh học, sản xuất phân hữu cơ vi sinh... để hỗ trợ kinh tế VAC, kinh tế trang trại phát triển bền vững.

Tăng cường công tác tuyên truyền, thông qua đó nhân rộng mô hình, điển hình làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại giỏi và xây dựng tổ chức Hội vững mạnh. Song song đó, Hội quan tâm đẩy mạnh và duy trì các hoạt động thi đua khen thưởng hàng năm để cổ vũ động viên phong trào, các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến.

Muốn đạt được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra, những giải pháp Hội đề ra là gì?

Để thực hiện và hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội V đề ra, cần phải đồng bộ tiến hành thực hiện các giải pháp:

Trước hết, cần phải xác định và gắn nhiệm vụ của Hội với nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các cấp Hội cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ về mặt chủ trương, hành lang pháp lý của cấp ủy và chính quyền địa phương về phát triển kinh tế VAC, kinh tế gia trại, trang trại và hoạt động của tổ chức Hội.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, chăm lo bồi dưỡng cho cán bộ Hội, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.

Chủ động và thực hiện tốt các chương trình phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT về thực hiện Nghị quyết liên tịch giữa Bộ Nông nghiệp và PTNT- Hội Làm vườn Việt Nam được cụ thể hóa trong Chương trình 349/CTr giữa Sở Nông nghiệp và PTNT- Hội Làm vườn tỉnh ngày 14/3/2014; phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh thực hiện chương trình VAC tình nghĩa; với Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật­ tỉnh về chương trình ứng dụng khoa học – công nghệ, chương trình tư vấn, phản biện hàng năm.

Đổi mới phương thức hoạt động của Hội với tinh thần đi sâu, đi sát cơ sở, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên Ban chấp hành, tổ chức và duy trì thường xuyên phong trào thi đua - khen thưởng nhằm tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình tiên tiến, người làm VAC, trang trại VAC giỏi hàng năm, nhằm đưa phong trào của Hội ngày một tiến lên, góp phần tích cực trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Trân trọng cảm ơn ông. Chúc Đại hội đại biểu HLV Quảng Bình lần thứ V thành công tốt đẹp!                            

Nhóm PV (thực hiện)
Theo kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập323
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm319
  • Hôm nay36,428
  • Tháng hiện tại162,990
  • Tổng lượt truy cập85,070,026
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây