Học tập đạo đức HCM

Khan hiếm nhân lực làm nông nghiệp sạch

Thứ sáu - 08/09/2017 02:02
Là địa phương đi đầu cả nước trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nhưng từ nhiều năm nay, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng vẫn thiếu hụt.

Người lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

Người lao động sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Lâm Đồng

 Những đơn vị sử dụng lao động buộc phải đào tạo lại để phù hợp với đặc thù sản xuất của mình.

Cử nhân chuyên ngành cũng không ăn thua

Với quy mô 32ha đất canh tác, trong đó có 11ha ứng dụng công nghệ cao, năm 2012 Công ty Đà Lạt GAP đã được Bộ NN-PTNT cấp chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cho ngành rau. Đây là một trong những doanh nghiệp trồng rau, củ, quả theo công nghệ nhà lưới, nhà kính lớn ở Lâm Đồng. Tuy nhiên, thời gian đầu khi đi theo mô hình sản xuất hàng hóa và ứng dụng những công nghệ cao trong sản xuất, đơn vị gặp nhiều khó khăn khi không thể tìm được nguồn nhân lực chất lượng cao. “Hiện nay chúng tôi có 6 kỹ thuật vận hành, ngoài ra còn có 56 lao động trực tiếp tham gia quy trình chăm sóc, thu hoạch rau, ớt, dâu tây, cà chua công nghệ cao. Phần lớn những người nộp đơn xin tuyển dụng, bao gồm cả cử nhân chuyên ngành nông nghiệp khi mới vào làm đều không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Chúng tôi phải đào tạo lại để người lao động làm quen với môi trường mới”, kỹ sư Lê Văn Cường, Giám đốc Công ty Đà Lạt GAP, cho biết. 

Thực tế tại Đà Lạt và vùng phụ cận, để tuyển dụng được những lao động chất lượng cao trong nông nghiệp, các đơn vị sử dụng lượng lao động lớn thường thu hút sinh viên thực tập vào thử việc, sau quá trình tích lũy kinh nghiệm và đam mê nghề nghiệp, đơn vị mới quyết định tuyển vào làm hay không. Ở trang trại hơn 2,5ha của Công ty TNHH Trường Phúc (phường 8, TP Đà Lạt) hiện có 12 lao động làm những công việc từ chăm sóc, thu hoạch, xử lý sau thu hoạch... Mặc dù vậy, theo ông Tô Quang Dũng, Giám đốc công ty, toàn bộ lao động được đơn vị thuê rồi đào tạo tại chỗ. “Hiện nay, lao động phổ thông thì thừa nhưng lao động chất lượng cao, có trình độ kỹ thuật nắm bắt được công nghệ lại rất khan hiếm, nhất là khi chưa có nơi nào đào tạo những người quản lý trang trại, sẽ phải mất nhiều thời gian nếu muốn có lao động chất lượng”, ông Dũng cho biết. 
Là tay ngang chuyển từ làm việc công sở sang trồng rau thủy canh, anh Lê Quốc Đức (30 tuổi, ngụ phường 5, TP Đà Lạt) đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp cận kỹ thuật sản xuất, quy trình chăm sóc rau công nghệ cao. “Tôi phải dành ra khoảng 6 tháng để đi học việc, từ những kiến thức cơ bản nhất như tăng giảm liều lượng chất dinh dưỡng, đọc và phân tích các chỉ số của cây trồng, đến cách thu hoạch và bảo quản làm sao tối ưu nhất”, anh Đức chia sẻ. Hiện nay, với hơn 4.000m2 đất trồng rau thủy canh, ớt ngọt, cùng với 4 lao động không chuyên khác, anh Đức vẫn tự làm các công đoạn để ổn định sản xuất.

Chưa bắt kịp xu hướng

Thị trường lao động chất lượng cao trong sản xuất nông nghiệp những năm gần đây tăng tỷ lệ thuận với mở rộng diện tích sản xuất. Tại Lâm Đồng hiện có trên 50.000ha sản xuất nông nghiệp công nghệ cao (chiếm 18,2% tổng diện tích canh tác), do đó nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao rất lớn. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, mỗi năm trên địa bàn tỉnh cần đào tạo nghề nông thôn cho 7.000 - 10.000 người. Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2017, tỉnh Lâm Đồng đã mở 332 lớp, đào tạo cho 10.640 học viên, bao gồm các nghề nông nghiệp như: Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt, nước lạnh; trồng dâu nuôi tằm, cây ngắn ngày; trồng và chăm sóc cây dài ngày; trồng cây đặc sản; cây dược liệu; chế biến nông sản thực phẩm... Trong Đề án Đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng cho lao động tỉnh Lâm Đồng trong giai đoạn 2016 - 2020 với tổng kinh phí dự kiến khoảng 67,5 tỷ đồng, UBND tỉnh Lâm Đồng đặt ra mục tiêu sẽ đào tạo cho 35.000 lao động, trong đó 70% phục vụ sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa triển khai chương trình nào tách biệt đào tạo lao động phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. 

Kỹ sư Lê Văn Cường cho rằng, phần lớn người dân tự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm sản xuất với nhau, còn số người được đào tạo bài bản có thể vào làm việc ngay lại chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Trong khi đó các cơ sở giáo dục có đào tạo chuyên ngành về nông nghiệp hiện vẫn chưa bắt kịp xu hướng nông nghiệp mới, vẫn sử dụng giáo trình tư liệu của nhiều năm trước, nên khi sinh viên ra trường dù có kiến thức chuyên môn nhưng kinh nghiệm thực tế lại hoàn toàn không có. 

Đồng quan điểm, Giáo sư Sumita Tsuyoshi, khoa Nông nghiệp, Đại học Yamagata (tỉnh Yamagata, Nhật Bản) chia sẻ, ở Nhật Bản các công ty nông nghiệp cũng phải đào tạo một khóa riêng đối với những người mới tuyển dụng để phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đơn vị mình. Các đơn vị tại Nhật Bản khi tuyển dụng sẽ không đặt nặng vấn đề bằng cấp mà trải qua quá trình đào tạo tại chỗ, người lao động sẽ được phân công vào từng vị trí phù hợp để hình thành “chuỗi” từ lao động phổ thông đến những người làm kỹ thuật, vận hành máy móc và cả người quản lý.
Theo: Đoàn Kiên/sggp.org.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập253
  • Hôm nay27,922
  • Tháng hiện tại206,489
  • Tổng lượt truy cập90,269,882
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây