Học tập đạo đức HCM

Mô hình sản xuất nông nghiệp không phát thải

Thứ sáu - 08/09/2017 02:03
Trên địa bàn TPHCM có 58 hợp tác xã, với tổng diện tích canh tác trên 100.000ha.
Hàng năm, lượng phát thải nông nghiệp là rất lớn, nếu được tái sử dụng bằng các phương pháp phù hợp sẽ giúp hoàn nguyên chất hữu cơ về nền đất, giúp bảo vệ môi trường nông thôn, đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. 

Việt Nam là một nước nông nghiệp và có những mặt hàng xuất khẩu đứng đầu thế giới như gạo, điều, hồ tiêu, thủy sản... Nông nghiệp đã chuyển mạnh sang cơ cấu sản xuất hiệu quả và đạt tốc độ tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, nền đất canh tác đang bị thoái hóa nghiêm trọng từ việc lạm dụng các loại phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật và các chất kích thích sinh trưởng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng. Từ thực tế đó, việc thay đổi phương pháp canh tác nhằm hướng đến những mô hình canh tác xanh, bền vững là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh hiện nay. 

Đây là mô hình canh tác tổng hợp nhiều yếu tố thông qua hoạt động tận thu và chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp thành những sản phẩm hữu ích (than sinh học và phân bón hữu cơ), hướng đến xây dựng thành công chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn nông thôn TPHCM.    

Năng lượng tái tạo và sinh khối 

Sử dụng phương pháp khí hóa để nhiệt phân phế phụ phẩm nông nghiệp thành than sinh học, đồng thời thu được nhiệt năng phục vụ việc đun nấu quy mô nông hộ. Than sinh học có khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng, nâng pH cho đất, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đất canh tác về lâu dài.

Mô hình sản xuất nông nghiệp không phát thải ảnh 1
Sản xuất phân bón hữu cơ tại nông hộ

Phân loại và thu gom phế phụ phẩm trong quá trình canh tác để ủ (ảnh), xử lý kết hợp với chế phẩm vi sinh thành phân bón hữu cơ nhằm hoàn nguyên chất dinh dưỡng cho đất canh tác.  

Mô hình sản xuất nông nghiệp không phát thải ảnh 2
 
Việc sử dụng quy trình ủ phụ phẩm nông nghiệp góp phần giảm chi phí đầu vào trong quá trình sản xuất, giúp ngăn đất trồng bị thoái hóa, tăng cường bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn. Từ đó tạo tiền đề cho việc cung cấp nông sản sạch và an toàn vào chuỗi cung ứng thực phẩm.

Để biết thêm chi tiết, bà con nông dân có thể liên hệ Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, sẽ có cán bộ đến tận nơi tư vấn thiết kế mô hình ủ phù hợp. Địa chỉ trung tâm: số 2374 quốc lộ 1, khu phố 2, phường Trung Mỹ Tây, quận 12; điện thoại 0903 552 752 (Nguyễn Ngọc Phi, cán bộ kỹ thuật); địa chỉ hộp thư điện tử: canhtacbenvung@gmail.com 
Theo: Thạc Sĩ Nguyễn Tấn Đức/sggp.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập441
  • Hôm nay28,153
  • Tháng hiện tại206,720
  • Tổng lượt truy cập90,270,113
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây