Học tập đạo đức HCM

Khi nông dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 20/07/2015 11:55
Vai trò của giai cấp nông dân trong phát triển KT-XH, nhất là nông nghiệp, nông thôn từ lâu được khẳng định, là động lực to lớn phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Đặc biệt trong công cuộc xây dựng NTM hôm nay, lực lượng đông đảo này đã và đang phát huy vai trò chủ thể.
Từ chuyển biến trong nhận thức...
 

Chúng tôi được tham dự một buổi truyền thông sân khấu hoá do Hội Nông dân (HND) tỉnh phối hợp với HND huyện Cao Phong tổ chức tại xã Nam Phong với chủ đề “Chung sức xây dựng NTM”. Hàng nghìn hội viên nông dân, bà con các xóm, xã lân cận có mặt từ rất sớm để xem, cổ vũ cho các tiết mục. Riêng phần giao lưu dành cho khán giả cũng nhận được sự tham gia sôi nổi, hào hứng của đông đảo bà con. Những thông điệp, câu chuyện kể, kịch ngắn, tiểu phẩm hay các tiết mục văn nghệ truyền thông tuyên truyền 5 nội dung của chủ đề đã để lại trong mỗi người những dấu ấn sâu đậm. Quan trọng hơn cả là qua đó, mỗi hội viên nông dân, bà con ở cộng đồng dân cư nắm bắt, hiểu đúng nội dung, ý nghĩa của chương trình xây dựng NTM, nhận thức được vai trò chủ thể của mình trong triển khai, thực hiện chương trình, tạo ra những chuyển biến ngày càng rõ nét hơn trong tư duy và hành động.
 

Bên cạnh hình thức truyền thông sân khấu hoá, chương trình xây dựng NTM còn được các cấp HND phổ biến, lồng ghép thông qua mở hội nghị tuyên truyền ở các xã, xóm, KDC, phối hợp với các ban, ngành liên quan tích cực tuyên truyền, vận động nông dân và qua triển khai, nhân rộng các mô hình. Đến nay đã tổ chức 12.000 hội nghị truyền thông lồng ghép cho 620.000 lượt người nghe. Việc triển khai các dự án, huy động nguồn lực hỗ trợ như dự án Thúc đẩy thực hiện tham gia và đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất tại tỉnh, giai đoạn 2013 - 2015 cũng góp phần nâng cao nhận thức và thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng NTM ở một số địa phương. Nhiều mô hình khác cũng được Hội tích cực triển khai như mô hình xây bể bi ô ga ở huyện Mai Châu, mô hình xử lý rác thải ở huyện Kỳ Sơn... góp phần hoàn thiện các tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng NTM ở các địa bàn hưởng lợi. Chị Nguyễn Thị Hân, xã Hợp Thịnh (Kỳ Sơn) chia sẻ: Qua tuyên truyền, nhân rộng mô hình, chúng tôi dần hiểu ra mục tiêu cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM. Từ đó, tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế và hình thức sản xuất hợp lý, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, môi trường sinh thái, tự lực chủ động trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của hộ gia đình.
 

Đồng chí Nguyễn Đức Soát, Chủ tịch HND huyện Mai Châu cho rằng: Muốn chương trình NTM thực hiện thành công, trước tiên phải tuyên truyền, vận động thường xuyên để người dân hiểu, tự nguyện góp công, góp của vừa với sức mình thay vì huy động đóng góp quá nhiều cho hạ tầng cơ sở dễ gây trở ngại, bất thuận phía bà con. Đồng thời, các cấp Hội chú trọng việc quy hoạch, chuyển dịch sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, là yếu tố mấu chốt trong xây dựng NTM.
 

Đến đồng lòng xây dựng NTM
 

Từ hiệu quả của công tác tuyên truyền, như mưa dầm thấm lâu, nông dân khắp nơi trên địa bàn tỉnh đã đồng tình ủng hộ, tích cực tham gia xây dựng NTM. Kiên cố hoá giao thông, thuỷ lợi, hiện đại hoá nông thôn, cải tạo nhà cửa, vườn ao, chuồng trại, xây nhà vệ sinh cải tiến, hầm bioga, thu gom rác thải, gương mẫu thực hiện phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở KDC... phần việc nào cũng có sự góp sức của nông dân.
 

Hưởng ứng phong trào thi đua Nông dân phát huy nội lực, đóng góp ngày công, vật liệu, hiến đất xây dựng cơ sở hạ tầng theo tiêu chí NTM”, đến nay, cán bộ hội viên toàn tỉnh đã đóng góp trên 88,8 tỉ đồng tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn thông qua huy động gần 2.339.000 ngày công, cứng hóa 750 km đường bê tông, tu sửa và làm mới 3.654 km đường GTNT bị sạt lở, xây mới và cải tạo 8.493 km kênh mương dẫn nước; sửa chữa, làm mới hơn 7.996 cầu, cống các loại, sửa chữa 116 trường học, 91 trạm y tế. Đáng chú ý, qua tuyên truyền, vận động của các cấp Hội, nông dân đã hiến đất làm đường trên 16.358m2 và trên 7 ha đất nông, lâm nghiệp. Tiêu biểu cho phong trào vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân hiến đất làm công trình phúc lợi, chung tay xây dựng NTM là HND các xã Thành Lập (Lương Sơn), HND thôn Rộc Trụ, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy)... Các cá nhân điển hình có ông Bùi Văn Chung, hội viên nông dân xã An Bình (Lạc Thủy), ông Bùi Văn Phích, xóm Bo, xã Gia Mô (Tân Lạc)...
 

Thúc đẩy thực hiện tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất, Hội đã xây dựng, thành lập mới 15 HTX dịch vụ nông nghiệp, điện năng, dệt thổ cẩm và 84 tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, dịch vụ... Góp phần nâng cao tiêu chí thu nhập. Hàng trăm mô hình kinh tế hợp tác sản xuất, cung ứng vật tư nông nghiệp và tiêu thụ nông sản, mô hình trồng cây có múi, tổ hợp tác chăn nuôi được hình thành, nhân rộng. Hội viên nông dân trong tỉnh cũng ứng dụng tốt KHCN mới vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả SX-KD, tạo việc làm như chăn nuôi dê (Lạc Thủy, Mai Châu), chế tác đá cảnh (Lạc Thủy), nuôi cá lồng (TPHB), trồng mía tím (Yên Thủy, Cao Phong, Tân Lạc), làm chổi chít (Kỳ Sơn, Kim Bôi), mô hình trồng cam (Cao Phong), trồng rau hữu cơ (Lương Sơn), trồng bưởi diễn, bưởi da xanh (Yên Thủy, Tân Lạc), trồng cây dổi lấy hạt (Lạc Sơn)...
 

Đồng chí Nguyễn Trường Phong, Chủ tịch HND tỉnh khẳng định: Cùng với chung tay xây dựng NTM, nông dân trong tỉnh đang ngày càng đổi mới tư duy, chuyển biến trong tác phong sản xuất, kinh doanh, xây dựng môi trường văn hoá nông thôn. Tuy đâu đó một bộ phận nông dân còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại nhưng đa số bà con ngày càng chú trọng hơn vấn đề chuyển dịch sản xuất, chủ động đóng góp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, xây dựng các hình thức sản xuất và phát triển sản xuất để tự tạo cuộc sống, thay đổi hơn nữa diện mạo nông thôn.
  
                                                                           Bùi Minh
Theo baohoabinh.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập790
  • Hôm nay66,737
  • Tháng hiện tại802,847
  • Tổng lượt truy cập93,180,511
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây