Học tập đạo đức HCM

Đầu tư thực hiện nhiều mô hình hiệu quả

Chủ nhật - 19/07/2015 22:40
KTĐT - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thuộc Sở NN&PTNT vừa tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động 6 tháng đầu năm 2015. Tại Hội nghị, nhiều ý kiến cho rằng Trung tâm đã có sự lựa chọn đối tượng để triển khai thực hiện các mô hình hiệu quả hơn, có giá trị thực tiễn hơn, được các địa phương đánh giá cao.

Vượt khó
Một trong những khó khăn trong quá trình triển khai nhiệm vụ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hiện nay là một số chính sách khuyến nông của T.Ư, các thông tư liên tịch… chưa phù hợp với mục tiêu phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, các mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ. Những mục tiêu này chính là đích của ngành nông nghiệp Hà Nội hướng tới nhằm mang lại nguồn lương thực, thực phẩm sạch cho người tiêu dùng Thủ đô.
Hợp tác xã Hoa và cây cảnh Thụy Hương, huyện Chương Mỹ hoạt động khá hiệu quả.
Hợp tác xã Hoa và cây cảnh Thụy Hương, huyện Chương Mỹ hoạt động khá hiệu quả.
Mặt khác, qua quá trình hoạt động thực tiễn, một số nội dung của Quy chế về quản lý và sử dụng Quỹ Khuyến nông đã không còn phù hợp. Chẳng hạn nội dung hạn chế mức vốn vay tối đa không quá 500 triệu đồng, đối tượng vay bó hẹp ở các hộ sản xuất nông nghiệp. Trong khi đó hiện nay, để đầu tư cho một dự án sản xuất, chăn nuôi áp dụng công nghệ tiên tiến, mức đầu tư ban đầu phải hàng tỷ, thậm chí là nhiều tỷ đồng. Hoặc như hiện nay, Chính phủ đang chủ trương kêu gọi các DN đầu tư vào sản xuất nông nghiệp để nâng mức giá trị hàng hóa trên đơn vị sản xuất nông nghiệp, thế nhưng đối tượng vay vốn chỉ là các hộ sản xuất nông nghiệp cũng là điều cần xem xét… Ngoài ra, Trung tâm còn gặp nhiều khó khăn như vấn đề giảm biên chế, các mô hình khuyến nông còn nhỏ lẻ, phân tán, thiếu mô hình tập trung, khó khăn về phụ cấp hoạt động của cán bộ khuyến nông cấp xã… Đặc biệt là vấn đề cơ sở vật chất, trụ sở làm việc của một số trung tâm, trạm, trại đã xuống cấp hoặc có nơi chưa có trụ sở phải đi thuê địa điểm…
Vượt qua những khó khăn trên, Trung tâm đã thực hiện tốt các chương trình, mô hình khuyến nông bảo đảm đúng tiến độ, thời gian. Theo ông Nguyễn Hồng Anh – Giám đốc Trung tâm: “Một trong những điều kiện tiên quyết cho thành công của các mô hình là công tác khảo sát lựa chọn điểm, chọn hộ đã được Trung tâm thực hiện đúng quy trình, đảm bảo các tiêu chí. Do đó, việc phải thay đổi, điều chỉnh hay chuyển điểm đã giảm nhiều so với những năm trước đây. Điều này tránh việc gây lãng phí thời gian, công sức, kinh phí, chậm tiến độ các chương trình, mô hình khuyến nông đã lựa chọn”.
Tiến tới nhân rộng mô hình
Trong 6 tháng đầu năm 2015, Trung tâm đã triển khai thực hiện nhiều dạng mô hình, chương trình, dự án, đề án về sản xuất nông nghiệp trên địa bàn và mở rộng hợp tác vùng, hợp quốc tế với nước bạn Lào. Mô hình sản xuất khoai tây giống vụ Xuân trên địa bàn xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất là một trong những mô hình được đánh giá cao về tính hiệu quả. Ngoài việc cho năng suất cao, lợi nhuận 135 triệu đồng/ha, cao hơn gấp 5 lần so với cấy lúa…, mô hình đã mở ra hướng mới trong chủ động nguồn giống tốt. Thực tế cho thấy, tỷ lệ củ đủ tiêu chuẩn làm giống đạt tới 70%. Thành công của mô hình sẽ góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Xuân ở những diện tích cấy lúa kém hiệu quả.
Một mô hình khác cũng đem lại hiệu quả kinh tế cao là sản xuất lúa hữu cơ tại xã Đồng Phú, huyện Chương Mỹ. Lúa sản xuất ra đang được bán cho đối tượng khách hàng là người Nhật Bản tại Việt Nam. Hiện đã có nhiều DN liên hệ với địa phương nhưng không đủ sản phẩm để cung cấp.
Theo ông Ngô Đại Ngọc - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, các chương trình, dự án, mô hình phát triển kinh tế do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thực hiện thời gian qua đã có nhiều tiến bộ. Các địa phương đánh giá cao sự hợp tác, đồng thời đã tin tưởng các trung tâm, trạm, trại hơn trong quá trình triển khai. Tới đây, Trung tâm cần xác định rõ mô hình trình diễn và mô hình nhân rộng để triển khai có hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, ông Ngọc cũng lưu ý, mọi kế hoạch, chương trình hoạt động phải thực hiện theo đúng quy trình, đúng luật. Trung tâm cần có kế hoạch chi tiết cho từng dự án, tập trung quyết liệt, khẩn trương cho các mô hình, dự án đang làm, đã làm và sẽ làm đạt hiệu quả cao nhất.
Theo: ktdt.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại192,084
  • Tổng lượt truy cập90,255,477
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây