Học tập đạo đức HCM

Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường

Thứ tư - 11/10/2017 23:56
Trước tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, UBMTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều hoạt động thiết thực, góp phần thay đổi hành vi và trách nhiệm của mỗi người dân trong tham gia bảo vệ môi trường.

Ý thức người dân trong bảo vệ môi trường ngày một nâng cao.

Thôn Hai, xã Hiệp Hoà, thị xã Quảng Yên được lựa chọn thực hiện thí điểm mô hình “Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” theo chương trình “Toàn dân tham gia bảo vệ môi trường” của UBTƯMTTQ Việt Nam. 

Sau khi được lựa chọn làm điểm, Ban Công tác Mặt trận thôn Hai được kiện toàn gồm 11 người, chia làm 10 tổ tự quản phụ trách 10 nhóm dân cư.

Để giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, có kiến thức, kỹ năng bảo vệ môi trường, Ban Công tác Mặt trận đã đi học hỏi kinh nghiệm của những địa phương điển hình làm tốt về môi trường để về tuyên truyền, lồng ghép trong các buổi họp khu dân cư để người dân có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường sống của chính gia đình mình và khu vực nơi mình sinh sống.  

Ban Công tác Mặt trận còn đến từng nhà vận động để người dân ký vào bản cam kết thực hiện “3 không”. Đó là không đổ rác thải bừa bãi; không phóng uế, vứt xác động vật ra môi trường xung quanh; không chặt phá cây xanh, thả rông súc vật.

Để những nội dung trong bản cam kết đi vào cuộc sống, 10 tổ tự quản phụ trách 10 nhóm dân cư thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở các hộ gia đình thực hiện đúng nội dung mà bản cam kết đã đề ra. 

Ngay năm đầu tiên thực hiện mô hình, 100% các hộ gia đình tự nguyện ký cam kết tự quản bảo vệ môi trường, 100% hộ gia đình trong thôn có bể chứa nước mưa, 95% người dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt, 100% gia đình có nhà vệ sinh, trong đó 75% hộ có nhà vệ sinh tự hoại…

Các gia đình đều nâng cao ý thức dọn dẹp, giữ gìn khuôn viên gia đình sạch sẽ, gọn gàng, khu chuồng trại cũng được dọn dẹp vệ sinh thường xuyên.

Trên địa bàn thôn cũng không còn hiện tượng các hộ kinh doanh lấn chiếm lề đường, không có chợ cóc, chợ tạm.

Đặc biệt, trong ba năm gần đây, thôn Hai đã vận động người dân trên địa bàn cùng đóng góp kinh phí, hỗ trợ tạo việc làm cho gia đình bà Vũ Thị Mai là hộ nghèo của thôn làm nhiệm vụ thu gom rác thải. Nhờ đó, đến nay, gia đình bà Mai đã thêm nguồn thu nhập ổn định, cải thiện đời sống và thoát nghèo.

Chia sẻ về thành công trong công tác bảo vệ môi trường tại địa phương, ông Nguyễn Văn Kiêm, Phó Chủ tịch UBMTTQ xã Hiệp Hòa cho biết, thời gian qua, ban Công tác Mặt trận KDC đã kết hợp với tổ trưởng tuyên truyền, vận động nhân dân về các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động do Mặt trận phát động, nhất là công tác bảo vệ môi trường, coi đó là một trong những tiêu chí xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư, gia đình văn hóa.

Đến nay, người dân trong khu dân cư đã có ý thức bảo vệ môi trường. Việc giữ gìn vệ sinh môi trường tại các khu dân cư và các hộ gia đình được chuyển biến rõ rệt. 

Từ hiệu quả ở thôn Hai, xã đã nhân rộng mô hình này tại 100% KDC trên địa bàn xã. Từ chỗ chưa có tổ thu gom rác thải, hiện 100% các thôn đều thành lập tổ thu gom rác thải.

Ý thức của người dân trên địa bàn trong việc giữ gìn môi trường sống trong sạch được nâng lên. Hàng tháng, người dân trong các KDC đều cùng nhau làm sạch đường làng, ngõ xóm.

Nhiều hộ tự nguyện mua thùng rác, đặt đúng nơi quy định để người dân qua đường có chỗ bỏ rác, hình thành các đoạn đường kiểu mẫu bảo vệ môi trường. 

Không chỉ có mô hình “KDC tự quản bảo vệ môi trường”, những năm qua, MTTQ các cấp cũng triển khai nhiều mô hình thiết thực, góp phần nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường ở KDC.

Tiêu biểu có thể kể đến như mô hình “Sáng - đẹp - an toàn” của MTTQ Thị xã Đông Triều, MTTQ huyện Vân Đồn. Mô hình thu gom rác thải của MTTQ TP Móng Cái, mô hình “Cải tạo tập quán lạc hậu gắn với vệ sinh môi trường nông thôn” của MTTQ huyện Tiên Yên... 

Song song với triển khai hiệu quả các mô hình, MTTQ tỉnh còn ký kết chương trình phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường về tăng cường công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016-2020, đồng thời thống nhất hành động với các tổ chức thành viên gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.   

Theo: Tuệ Phương/daidoanket.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập265
  • Máy chủ tìm kiếm15
  • Khách viếng thăm250
  • Hôm nay50,726
  • Tháng hiện tại244,411
  • Tổng lượt truy cập87,599,481
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây