Học tập đạo đức HCM

Kinh nghiệm dồn điền đổi thửa...

Thứ tư - 11/02/2015 22:03
Là một trong 6 xã hoàn thành việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) giai đoạn 2013- 2015, Minh Tân được chọn làm điểm để huyện Nam Sách (Hải Dương) tổ chức sơ kết 1 năm DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng...
Với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền, sự đồng thuận của người dân, sau hơn 3 tháng triển khai, việc DĐĐT, chỉnh trang đồng ruộng ở xã Minh Tân đã thành công. Theo đó có 1.287 hộ với 2.316,6 thửa, bình quân 1,8 thửa/hộ. Nhờ vậy đã hình thành các vùng SX tập trung quy mô đạt tiêu chí xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Để đạt được thành công trên, xin chia sẻ một số biện pháp triển khai, tổ chức thực hiện để các nơi tham khảo: Thực hiện các văn bản chỉ đạo của tỉnh, huyện Ban chỉ đạo (BCĐ) xã triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh và huyện về thực hiện DĐĐT gắn với chỉnh trang đồng ruộng giai đoạn 2013 - 2015. BCĐ xã xác định đây là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, mang lại hiệu quả trong SX nông nghiệp, góp phần thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn, nhưng cũng là nhiệm vụ có nhiều khó khăn phức tạp. Vì vậy BCĐ xã đã tổ chức họp triển khai ngay việc xây dựng kế hoạch, thông qua hội nghị mở rộng của xã để thảo luận tạo sự thống nhất cao trong lãnh đạo, chỉ đạo triển khai DĐĐT. Tuyên truyền, triển khai thực hiện BCĐ DĐĐT xã, Ban DĐĐT các thôn bám sát trình tự 4 bước trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện phương án DĐĐT. Thực hiện công khai các quy hoạch: Quy hoạch phát triển SX nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011 - 2020 tại cơ sở thôn xóm, UBND xã, để nhân dân biết và thực hiện. Tổ chức rà soát quỹ đất, khẩu được giao ruộng theo NQ 03/1993 và hiện trạng đất nông nghiệp ngoài đồng của từng hộ, diện tích đất chuyển nhượng, chuyển đổi, đất bị thu hồi đất giãn dân… theo quy định của pháp luật theo địa bàn thôn. Thống kê các vị trí quy hoạch mở rộng đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, xây dựng các công trình phúc lợi công cộng của địa phương; các vị trí quy hoạch SX nông nghiệp (đất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; xây dựng trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm); các vị trí quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và công trình công cộng khác theo địa bàn thôn, khu dân cư. Trên cơ sở đó, vận động nhân dân hiến đất theo diện tích đang canh tác ngoài đồng (mỗi sào 25,2 m2 ) được giao ruộng ổn định, xây dựng Đề án của xã để định hướng cho các thôn, xóm xây dựng phương án, tổ công tác giúp việc BCĐ xã tổng hợp các đề nghị của thôn, hoàn thiện phương án DĐĐT của xã thông qua BCĐ, tổ chức họp HĐND thảo luận và ban hành Nghị quyết thông qua phương án, hoàn thiện phương án trình và được UBND huyện phê duyệt. Một số bài học kinh nghiệm Một là: Đảng uỷ, UBND, các ngành đoàn thể trong xã phải tổ chức quán triệt sâu, rộng các văn bản chỉ đạo của các cấp. Thông báo kế hoạch, phương án DĐĐT của xã tới đội ngũ cán bộ, cấp uỷ, đảng viên trong toàn Đảng bộ, cán bộ các ngành, MTTQ và các đoàn thể nhân dân để mọi người hiểu. Hai là: Phải thống nhất và tập trung cao sự lãnh đạo của BCH Đảng bộ, cấp ủy chi bộ. Sự điều hành tập trung, thống nhất, xử lý và giải quyết linh hoạt, kịp thời, đúng nguyên tắc của BCĐ xã về những đề nghị, kiến nghị của nhân dân và Ban phát triển các thôn. Phân công rõ trách nhiệm cho các đồng chí ủy viên BCH Đảng bộ, thành viên UBND, trưởng các ban ngành, đoàn thể, thành viên BCĐ thực hiện các bước công việc và phụ trách các thôn, xóm. Ba là: Thực hiện tốt Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở; dân chủ gắn liền với giữ vững nguyên tắc, mục tiêu, đúng pháp luật. Trên cơ sở quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quy hoạch phát triển SX nông nghiệp, quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2011-2020; BCĐ DĐĐT xã, Ban phát triển thôn tổng hợp nhu cầu quỹ đất phục vụ xây dựng các công trình hạ tầng xã hội (đường giao thông nông thôn, thuỷ lợi nội đồng, công trình phúc lợi công cộng như sân thể thao, đất nghĩa trang, nghĩa địa...) để nhân dân bàn bạc, quyết định hiến góp đất; khi đã có quỹ đất, tiếp tục vận động nhân dân đóng góp để có kinh phí chỉnh trang đồng ruộng (đắp đường nội đồng, đào mương...). Bốn là: Ngay từ khi bắt đầu triển khai, BCĐ DĐĐT xã phải đặc biệt coi trọng công tác chuẩn bị như thu thập hồ sơ, tài liệu, lập sơ đồ đất nông nghiệp ngoài đồng theo từng xóm, có đủ các hồ sơ quy hoạch... nghiên cứu xây dựng phương án định hướng của xã chi tiết, tính toán điều chuyển đất đai giữa các thôn sao cho hợp lý nhất, cung cấp vật tư, hỗ trợ kinh phí kịp thời cho Ban phát triển thôn. .
Theo: vtvcantho.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập486
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại869,784
  • Tổng lượt truy cập92,043,513
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây