Học tập đạo đức HCM

Kỳ vọng lớn vào chuỗi thực phẩm an toàn

Chủ nhật - 22/04/2018 10:23
Nguồn cung nông sản sạch được kiểm soát chặt cả chuỗi từ sản xuất ban đầu đến tiêu thụ tăng mạnh nhờ sự tham gia của các doanh nghiệp lớn

Cuối tháng 3 vừa qua, tại nông trường VinEco Long Thành (Đồng Nai), Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM đã trực tiếp trao chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn cho Công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco (Tập đoàn Vingroup). Chứng nhận này cấp cho 10 cơ sở thuộc VinEco tại miền Nam và Lâm Đồng (gồm 7 nông trại sản xuất và 3 cơ sở sơ chế). 

"Đại gia" gia nhập chuỗi

Thống kê từ Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM cho biết tính từ năm 2012 đến nay, đã có 80 cơ sở sản xuất, sơ chế, kinh doanh vào chuỗi thuộc địa bàn TP HCM và các địa phương lân cận được TP HCM cấp chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn. Tổng sản lượng nông sản thực phẩm an toàn được chứng nhận cung cấp ra thị trường hơn 100.000 tấn/năm, chủ yếu là nông sản tươi sống như: rau củ quả, trứng, thịt, thủy sản. Trong đó, chỉ riêng VinEco đã chiếm khoảng 11.000 tấn/năm, chiếm hơn 10% tổng sản lượng. Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM đánh giá cao sự tham gia của các doanh nghiệp lớn, đầu tư bài bản để làm ra nông sản sạch cho người tiêu dùng.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, để được công nhận chuỗi thực phẩm an toàn, các cơ sở phải đáp ứng đúng các tiêu chuẩn luật định về chất lượng cũng như hệ thống quản lý và kiểm soát chất lượng toàn diện. Trong đó, các cơ sở được cấp giấy chứng nhận VietGAP hoặc giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia. Các nhà sản xuất phải có hồ sơ tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ nguyên liệu, kết quả phân tích mẫu đất, mẫu nước đáp ứng quy định, có hồ sơ ghi chép quá trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong danh mục cho phép… 

"Việc gia tăng sản lượng thực phẩm đạt chứng nhận Chuỗi thực phẩm an toàn những năm qua gặp nhiều khó khăn do phần lớn nông sản Việt Nam được sản xuất với quy nhỏ lẻ, khó áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến để kiểm soát chất lượng, truy xuất nguồn gốc theo yêu cầu của chuỗi" - bà Phong Lan cho biết.

Kỳ vọng lớn vào chuỗi thực phẩm an toàn - Ảnh 1.

Thu hoạch rau cải canh tác thủy canh. Ảnh: NGỌC ÁNH

Hướng đến phát triển nông nghiệp an toàn

Gia nhập lĩnh vực nông nghiệp vào năm 2015, đến nay, tổng quỹ đất của VinEco lên đến gần 3.000 ha và đã đưa vào canh tác gần 1.000 ha ở miền Nam, miền Bắc và các tỉnh cao nguyên. Hiện trung bình mỗi tháng, VinEco cung cấp ra thị trường gần 3.000 tấn nông sản an toàn gồm: rau ăn lá, rau ăn quả, rau ăn củ, rau gia vị, rau mầm, nấm, trái cây... tổng cộng gần 200 chủng loại sản phẩm (tương đương gần 36.000 tấn/năm).

 

Bà Vũ Tuyết Hằng, Tổng Giám đốc Công ty VinEco, cho biết việc tham gia vào Chuỗi thực phẩm an toàn giúp VinEco hoàn thiện chuỗi quy trình khép kín từ sản xuất đến người tiêu dùng. Cũng theo bà Vũ Tuyết Hằng, giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ, đổi mới cách làm nông nghiệp của VinEco và cách giám sát, quản lý của Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM đã tạo cảm hứng phát triển nông nghiệp an toàn trên thị trường hiện nay. Trong tương lai, VinEco sẽ tiếp tục nghiên cứu, cải tiến nâng cao chất lượng, tăng cường sản xuất, kiểm soát chặt chẽ quy trình sản xuất cũng như phát triển thêm nhiều dòng sản phẩm để đáp ứng được sự đa dạng của thị trường.

Năm 2018, VinEco tập trung đầu tư mảng chế biến sau thu hoạch, đặc biệt là dòng sản phẩm ready-to-cook (đồ nấu chuẩn bị sẵn) giúp tiết kiệm thời gian cho người nội trợ. Bà Vũ Tuyết Hằng cho biết thêm là trước khu cầu tiêu thụ nông sản hữu cơ trên thế giới đang tăng đến 30%-35%, VinEco đang có kế hoạch tham gia thị trường nông sản hữu cơ, bắt đầu từ nông trại Măng Đen (Kon Tum). Các nông trại VinEco đang tiên phong trong việc đưa nông nghiệp công nghệ cao của Nhật, Israel vào ứng dụng tại các nông trường của mình. Đặc biệt, VinEco cũng đã đưa vào sử dụng nhà máy sản xuất nấm ôn đới tại Nông trường VinEco Tam Đảo (Vĩnh Phúc) với công nghệ và thiết bị Hàn Quốc. VinEco cũng cam kết tiếp tục đồng hành cùng hộ nông dân liên kết theo 50% sản lượng cung ứng ra thị trường là do nông dân sản xuất, 50% do VinEco sản xuất trực tiếp. 

Vương Ngọc - Thanh Nhân/nld.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập488
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại843,338
  • Tổng lượt truy cập92,017,067
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây