Học tập đạo đức HCM

Kỳ vọng từ Hội nghị Trung ương 7 về xây dựng cán bộ cấp chiến lược

Chủ nhật - 06/05/2018 23:33
Trên cơ sở kế thừa, bổ sung, phát triển các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, Đề án trình Trung ương7 đề xuất nhiều quan điểm mới, toàn diện hơn.

Hôm nay (7/5), Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7, khoá XII khai mạc tại Hà Nội. Các đề án trình Trung ương lần này thu hút sự quan tâm đặc biệt của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân khi đề cập đến xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, cải cách chính sách tiền lương, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội. Cả 3 vấn đề này đều rất quan trọng, trong đó, việc xây dựng đội ngũ cán bộ tạo được kỳ vọng sẽ có bước đột phá.

Trong bài viết nhìn lại 20 năm thực hiện “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” được ban hành tại Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chiến lược đã tạo bước chuyển biến căn bản và toàn diện của đội ngũ cán bộ trong hai thập kỷ và đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó, tạo khung thể chế cho sự định hình và phát triển đội ngũ cán bộ của thời kỳ phát triển mới của đất nước.

hoi nghi trung uong 7 ban ve xay dung doi ngu can bo cap chien luoc hinh 1
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa XII sẽ tập trung bàn, cho ý kiến đối với ba đề án quan trọng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; cải cách chính sách tiền lương và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.

 

Bên cạnh những kết quả đạt được, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương cũng thẳng thắn nêu ra những hạn chế. Đó là đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị đông nhưng không mạnh. Chất lượng đội ngũ cán bộ không đồng đều, tình trạng vừa thừa, vừa thiếu cán bộ còn xảy ra ở nhiều nơi. Không ít cán bộ, kể cả cán bộ cấp chiến lược chưa ngang tầm với nhiệm vụ được giao. Trình độ tư duy và khả năng thích ứng với nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế của một bộ phận cán bộ còn chậm; năng lực tham mưu và tổ chức thực hiện còn hạn chế.

Bên cạnh đó, không ít cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, chưa gương mẫu, ngại việc khó, thích nhận việc dễ, có nhiều lợi ích. Một bộ phận không nhỏ cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thậm chí vi phạm pháp luật, có biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Hàng nghìn vụ vi phạm được phát hiện, hàng trăm vụ phải xử lý hình sự và hàng nghìn cán bộ, đảng viên bị xử lý, thậm chí vướng vòng lao lý...

Những khuyết điểm, yếu kém của đội ngũ cán bộ đã hạn chế đến khả năng phát huy các tiềm năng, thế mạnh khi thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước; xói mòn niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; làm suy giảm uy tín, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ.

Từ thực tế trên, nguyên nhân chủ quan, khách quan đã được nhận diện, bài học kinh nghiệm cũng đã được rút ra. Chính vì lẽ đó, Hội nghị Trung ương 7 khoá XII diễn ra vào thời điểm giữa nhiệm kỳ bàn thảo về Đề án “tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”, không thể không thu hút sự quan tâm đặc biệt cũng như sự kỳ vọng.

Bởi lẽ, cán bộ cấp chiến lược có vai trò đặc biệt quan trọng, có trách nhiệm lớn đối với vận mệnh của Đảng, tương lai của đất nước. Thực tế cho thấy, trong cùng một điều kiện, hoàn cảnh như nhau, nhưng kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị khác nhau là do đội ngũ cán bộ, trước hết là người đứng đầu. Yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng với tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 đòi hỏi đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý đất nước phải ở một tầm cao.

Công tác cán bộ là “cái gốc của mọi công việc, sự nghiệp cách mạng thành công hay thất bại phần lớn là do cán bộ quyết định”. Nhưng như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiều lần cảnh báo về những nguy cơ trong công tác cán bộ như tham nhũng, quan liêu, chệch hướng…., hay những vấn đề tồn tại mà Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính đã nêu rõ, cũng cho thấy ý nghĩa của các giải pháp được tập trung thảo luận tại Hội nghị Trung ương lần này để khắc phục những tồn tại lâu nay đã được nhận diện.

Nhìn lại thời gian qua, chúng ta có thể thấy những bước đi bài bản, thận trọng và không thiếu phần quyết liệt, cụ thể liên quan đến công tác cán bộ, từ việc Trung ương chỉ ra 27 biểu hiện suy thoái thuộc 3 nhóm tư tưởng - chính trị, đạo đức - lối sống và những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ; quyết định về phân cấp quản lý, bổ nhiệm cán bộ đến các quy định của Bộ Chính trị.

Quá trình xây “lồng cơ chế” để “nhốt quyền lực” như lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cũng thể hiện rõ trên thực tế khi hàng loạt quy định đã được ban hành như về luân chuyển cán bộ; phân cấp quản lý và giới thiệu cán bộ ứng cử; khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, trong đó có tiêu chuẩn chức danh, tiêu chí đánh giá cán bộ thuộc diện Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư quản lý. Một trong những điểm được nhấn mạnh là diện cán bộ này phải phải tuyệt đối không tham vọng quyền lực; không tham nhũng, cơ hội, vụ lợi và tuyệt đối không để người thân, người quen lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để trục lợi.

Còn tại Hội nghị Trung ương lần này, theo Ban Tổ chức Trung ương, trên cơ sở kế thừa, bổ sung và phát triển các quan điểm của Đảng về công tác cán bộ, Đề án đề xuất nhiều quan điểm mới, toàn diện hơn. Việc đánh giá cán bộ cấp chiến lược sẽ gắn với kết quả hoàn thành nhiệm vụ của lĩnh vực, ngành, địa phương và so sánh với các chức danh tương đương; đánh giá để bổ nhiệm và bầu cử phải trực tiếp khảo sát, gặp gỡ, trao đổi đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan và tiếp nhận ý kiến phản ánh, đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân để nắm rõ cán bộ.

Ban soạn thảo Đề án cũng đề xuất xây dựng chiến lược quốc gia về nhân tài; xác định rõ khái niệm tiêu chí về nhân tài cũng như quan điểm phát triển, việc lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng và phát huy; những cơ chế, chính sách để nhân tài phát triển, gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cấp chiến lược; cơ chế phát hiện, quy hoạch, đào tạo, bố trí cán bộ trẻ...

Cùng với đó, việc kiểm soát quyền lực, siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ được xác định là khâu đột phá. Quyết tâm chặn đứng tiêu cực và triệt để chống tình trạng chạy chức, chạy quyền trong công tác cán bộ hay để việc nhận trách nhiệm, từ chức, từ nhiệm trở thành nếp văn hoá ứng xử của cán bộ cũng được nghiên cứu....

Công tác cán bộ là thường xuyên liên tục và đương nhiên quá trình đất nước phát triển sẽ có những quy định cụ thể trong từng giai đoạn. Những vấn đề đặt ra bàn thảo tại Hội nghị Trung ương 7 khoá XII có ý nghĩa quyết định và trách nhiệm nặng nề đang được đặt ra. Nhưng trên hết, sự kỳ vọng tạo chuyển biến mạnh mẽ trong xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới là rất lớn./.

Theo Ngọc Thành/VOV.VN

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập388
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại866,749
  • Tổng lượt truy cập92,040,478
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây