Giao thông ở thôn Bình Lâm (xã Lâm Ca, Đình Lập) đã được bê tông hóa 100% |
Lấy thôn làm địa bàn trong xây dựng nông thôn mới đã được tỉnh xác định cách đây hơn 3 năm. Chủ trương này bắt nguồn từ thực tiễn và hình thành trước cả khi có kết luận của Trưởng ban xây dựng nông thôn mới Trung ương. Thực tế những năm qua cho thấy, việc lấy thôn làm địa bàn là hướng đi đúng và hiệu quả.
Xây dựng nông thôn mới bắt đầu từ mỗi người dân, xác định nhiệm vụ của mỗi chủ thể là tích cực phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất tinh thần và tham gia củng cố hạ tầng nông thôn. Nhiều người dân trong thôn cùng chung tay xây dựng sẽ tạo ra thôn nông thôn mới và nhiều thôn nông thôn mới sẽ hình thành nên xã nông thôn mới. Nếu lấy địa bàn xã làm trung tâm thì vẫn rất rộng và chưa cụ thể, nhưng chuyển hướng về địa bàn thôn thì mỗi công việc trở nên cụ thể và sát thực với người dân hơn.
Cấp thôn, hiểu rõ nguyện vọng của nhân dân, nhu cầu thực tiễn của thôn mình, qua đó phát huy vai trò của bí thư chi bộ, trưởng thôn và các tổ chức đoàn thể trong thôn tổ chức vận động nhân dân tham gia phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, môi trường nông thôn bám sát theo quy hoạch của xã. Qua đó tạo ra phong trào thi đua giữa các thôn. Thế nhưng cũng còn những hạn chế, đó là chưa có hướng dẫn, tiêu chí cụ thể, hay nói cách khác là mô hình mẫu để các thôn triển khai.
Thí điểm xây dựng khu dân cư kiểu mẫu bắt nguồn từ chuyến tham quan chương trình xây dựng nông thôn mới tại Hà Tĩnh. Tại Hà Tĩnh, để đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới, ngoài việc đạt 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí quốc gia, các xã còn phải đạt thêm tiêu chí về khu dân cư kiểu mẫu do tỉnh quy định.
Ông Hoàng Văn Tuấn, Chủ tịch UBND xã Tô Hiệu (Bình Gia) chia sẻ: được đi tham quan mới thấy khu dân cư kiểu mẫu của họ rất đáng để học hỏi, nhà nào cũng gọn gàng, ngăn nắp; gia đình nào cũng có hàng rào cây xanh; vườn tược phong quang sạch sẽ. Nhà cửa họ gọn gàng, sạch sẽ vậy nên đường thôn, ngõ xóm cũng không có một cọng rác.
Để đạt được khu dân cư kiểu mẫu ở Hà Tĩnh, thôn đó phải thực hiện chuẩn 10 chỉ tiêu do Ban chỉ đạo tỉnh quy định. Thực chất 10 chỉ tiêu này đã bao quát gần như toàn bộ các nội dung nông thôn mới mà ở cấp thôn cần phải làm. Khi đạt khu dân cư kiểu mẫu, về cơ bản thôn đó đã trở thành thôn nông thôn mới.
Ông Hoàng Đăng Dũng, Phó chánh Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết: hiện nay văn phòng đang tích cực, khẩn trương nghiên cứu, tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách và văn bản hướng dẫn thực hiện thí điểm khu dân cư kiểu mẫu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo phù hợp với điều kiện, đặc điểm của Lạng Sơn. Các thôn lựa chọn thực hiện thí điểm là thôn của các xã nông thôn mới. Từ thí điểm sẽ đánh giá, rút kinh nghiệm để nhân rộng.
Có tiêu chí, hướng dẫn cụ thể cho khu dân cư kiểu mẫu sẽ tăng tính chủ động của người dân, huy động được cả hệ thống chính trị ở cơ sở cùng vào cuộc. Làm được điều này sẽ góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Theo Vũ Như Phong/baolangson.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;