Học tập đạo đức HCM

Liên kết làm lúa hữu cơ

Thứ năm - 05/10/2017 04:13
Nhiều nông dân ở huyện Giồng Riềng và Giang Thành (Kiên Giang) đang chuyển hướng làm lúa sạch hữu cơ bằng mối liên kết “4 nhà”, vừa góp phần bảo vệ tốt môi trường, sức khỏe, vừa có sản phẩm sạch cung cấp ra thị trường.

Ông Ngô Hồng Phương, Giám đốc HTX Đường Rỗ Lộ (xã Long Thạnh, Giồng Riềng), đồng thời là trưởng khối 6 (gồm 14 HTX tại địa phương) thuộc Liên minh HTX Kiên Giang, được mọi người biết đến là ông giám đốc năng động, mạnh dạn trong áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Bởi lẽ, khi phát hiện những cái mới, bao giờ ông cũng tự mua về và dùng chính ruộng nhà mình “làm thí nghiệm”, khi thành công mới giới thiệu cho các xã viên cùng áp dụng.

Một lần nghe đài, thấy một số nơi nông dân sử dụng phân bón công nghệ sinh học Bồ Đề 688 để canh tác lúa đạt hiệu quả cao, cả về kinh tế lẫn môi trường, ông Phương quyết định tìm mua về để kiểm chứng. Thấy ông tâm đắc, cán bộ cung ứng sản phẩm có ý định tặng về dùng thử chứ không bán. Ông lắc đầu khước từ, với lý do: “Nếu tặng thì cho cả khối 14 HTX, chứ chỉ cho cá nhận thì không nhận. Không ngờ lời đề nghị của ông lại nhận được cái gật đầu từ phía đơn vị sản xuất, với cam kết nếu hiệu quả vụ sau mới bán”.

Vụ đầu tiên, nhiều HTX trong khối 6 dùng thử nghiệm phân bón sinh học Bồ Đề 688 đạt hiệu quả khá. Mặc dù nhiều ruộng không sử dụng hết quy trình do không có trong kế hoạch nên đã xuống giống trước khi nhận phân về.

Ông Phương cho biết: “Vụ thu đông vừa qua năng suất lúa bình quân chung trong khu vực rất thấp, nhưng nhiều diện tích trong HTX vẫn đạt khá. Cụ thể, ruộng nhà tôi đạt 18 bao (mỗi bao khoảng 50kg)/công, trong khi bên ngoài chỉ có 12 bao. Lúa sạch, đẹp nên bán được giá cao 5.600 đ/kg, tổng thu 4,3 triệu đồng/công. Trong khi sử dụng theo quy trình của Bồ Đề 688, giảm được phân hóa học và thuốc BVTV, mỗi công chỉ tốn 1 triệu đồng vật tư”.

Tương tự, ông Huỳnh Văn Nhã, Giám đốc HTX Nông nghiệp Nam Hải (xã Long Thạnh) cũng đánh giá cao hiệu quả của phân bón Bồ Đề 688: “Sử dụng loại phân bón lá này cây lúa không xanh mướt như phân hóa học nhưng cứng cây, lá luôn thẳng đứng ạn chế được sâu bệnh gây hại. Nền đất cũng được cải tạo, tơi xốp hơn. Chi phí sản xuất giảm nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn”.

14-53-58_2_ruong_lu_nong_dn_ging_thnh_su_dung_phn_bon_bo_de_688_gim_chi_phi_du_tu_loi_nhun_tng_them_khong_10_trieu_dong_moi_h_1
Ruộng lúa nông dân Giang Thành sử dụng phân bón Bồ Đề 688 giảm chi phí đầu tư, lợi nhuận tăng thêm khoảng 10 triều đồng/ha

Thấy được hiệu quả từ thực tế thử nghiệm, chính quyền huyện Giồng Riềng đã vào cuộc nhằm tạo mối liên kết làm lúa hữu cơ sạch. Theo đó, Cty CP Nông sản VINACAM (TP Cần Thơ) và DNTN Nông sản sạch Việt (Bạc Liêu) sẽ tham gia bao tiêu sản phẩm cho bà con nông dân trong dự án.

Ông Tony Trần, Giám đốc DNTN Nông sản sạch Việt cho biết, khi tham gia ký kết với các HTX làm lúa sạch, đơn vị sẽ lo vật tư đầu vào và hỗ trợ kỹ thuật với cam kết chi phí đầu tư thấp, chỉ từ 8 - 9 triệu/ha, nếu cao hơn sẽ hộ trợ cho xã viên. Còn bao tiêu đầu ra theo giá sàn, nếu giá tại thời điểm thu mua cao hơn giá sàn sẽ mua theo giá thị trường, cộng thêm 5%.

Tại huyện Giang Thành, nhiều nông dân sử dụng Bồ Đề 688 canh tác lúa cũng đạt hiệu quả cao. Ông Ngô Văn Út ở ấp Đồng Cừ, xã Vĩnh Điều có 15ha đất, vụ thu đông này canh tác 3ha lúa Nhật giống ĐS1, còn lại làm lúa nếp. Thời điểm thu hoạch, giá lúa Nhật tăng lên tới 7.200đ/kg, trong khi ông Út đã lỡ nhận cọc của thương lái chỉ 5.600đ/kg nên tiếc hùi hụi. Còn lúa nếp, ông bán được 4.800đ/kg, cao hơn so với những hộ không sử dụng Bồ Đề 688 tới 300đ/kg.

Ông Mai Văn Chí, Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ nông dân (Hội Nông dân tỉnh Kiên Giang) đánh giá, các mô hình sử dụng Bồ Đề 688, nông dân giảm lượng giống gieo sạ, tổng chi phí đầu tư là 1,4 triệu/công lớn, giảm được 600 ngàn đồng/công so với bên ngoài (nhờ giảm 50% lượng phân bón hóa học, giảm phun thuốc BVTV), lợi nhuận tăng thêm khoảng 10 triệu đồng/ha.
Đ.T.CHÁNH – HƯNG PHÚ/nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập330
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm326
  • Hôm nay21,513
  • Tháng hiện tại200,080
  • Tổng lượt truy cập90,263,473
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây