Học tập đạo đức HCM

"Lộc biển" về, ngư dân phấn khởi

Thứ bảy - 11/03/2017 02:50
Tranh thủ thời tiết thuận lợi, biển êm, thời điểm này ngư dân ở vùng biển Đức Phổ, Mộ Đức... tập trung khai thác ruốc, ốc gạo (ốc ruốc). Với bà con ngư dân, những con ruốc, con ốc là “lộc” của biển khơi ban tặng, cho họ thêm thu nhập để trang trải cuộc sống…

Những ngày này, tại cảng cá Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) luôn nhộn nhịp bởi hàng chục tàu thuyền liên tục cập cảng mang theo chiến lợi phẩm là những khoang thuyền đầy ắp ruốc biển. Cùng với ngư dân, từ sáng sớm, các thương lái cũng tấp nập tập trung để mua bán và vận chuyển ruốc đi phơi. Năm nay, ruốc được mùa nên bà con ngư dân rất phấn khởi, nụ cười rạng rỡ luôn nở trên môi, xóa tan đi những mệt mỏi sau một đêm mưu sinh trên biển.

 

 'loc bien' ve, ngu dan phan khoi hinh anh 1

Ngư dân tranh thủ vận chuyển ruốc tươi lên bờ bán cho thương lái.

Vừa trở về sau chuyến khai thác ruốc thắng lợi, ông Trần Thanh Hùng- một ngư dân kỳ cựu ở làng biển Phổ Thạnh vui vẻ cho biết: Hơn 1 tháng nay, ruốc xuất hiện nhiều, việc khai thác thuận lợi, nên bà con ngư dân chúng tôi ai cũng phấn khởi bởi chuyến ra khơi nào thu được nhiều ruốc. Những ngày xuất hiện lượng ruốc nhiều, nhiều ghe có thể khai thác được từ 1- 2 tấn ruốc tươi. 

Theo tìm hiểu của chúng tôi, khai thác ruốc là hình thức đánh bắt gần bờ đi về trong ngày, ngư trường khai khác chỉ cách bờ khoảng 3 hải lý, bình quân mỗi tàu ra khơi thường có từ 6-8 người. Mùa khai thác ruốc biển thường diễn ra từ tháng 11 âm lịch, kéo dài đến khoảng tháng 3 âm lịch năm sau. Năm nay do ảnh hưởng của thời tiết nên mùa ruốc đến muộn hơn so với mọi năm. Tuy muộn, nhưng bù lại ruốc được mùa và giá thu mua khá cao, khiến niềm vui của bà con ngư dân cũng được nhân đôi. 

 

“Với địa điểm đánh bắt chỉ nằm cách bờ chỉ vài hải lý nên cứ tầm 1-2 giờ sáng là ngư dân chúng tôi khơi đến khoảng 7-8  giờ là trở vào bờ. Khi về bờ có thương lái tiếp cận thu mua ngay, giá bán ruốc tươi hiện tại từ 14 - 17 nghìn đồng/kg nên thu nhập của ngư dân rất khá”- ngư dân Huỳnh Long Bình ở xã Phổ Thạnh phấn khởi cho hay. 

 

Phó Chủ tịch UBND xã Phổ Thạnh  Giả Tấn Tàu cho biết, hiện địa phương có trên 70 tàu cá hành nghề khai thác ruốc. Nguồn “lộc biển” thu được sau mỗi chuyến ra khơi đã góp phần không nhỏ cải thiện đời sống cho bà con ngư dân ở địa phương. 

 

 

 'loc bien' ve, ngu dan phan khoi hinh anh 2

Rất đông thương lái tập trung tại cảng cá Sa Huỳnh để thu mua, vận chuyển ruốc đi tiêu thụ.

Cùng với bà con ngư dân ở Sa Huỳnh, thời điểm này, bà con ngư dân ở vùng bãi ngang ven biển huyện Mộ Đức cũng đang bắt đầu bước vào mùa khai thác ốc gạo. Chỉ với một chiếc ghe nan gắn máy có công suất khoảng 15- 20CV, 1 chiếc vợt là ngư dân có ra biển “nhặt lộc”. 

Theo kinh nghiệm của ngư dân, mùa ốc gạo bắt đầu từ khoảng cuối tháng giêng và kéo dài đến khoảng tháng 3, 4 âm lịch. Hiện nay, giá ốc gạo khá cao, dao động khoảng 800 - 900 nghìn đồng/bao (50kg) nên mang lại thu nhập khá cho những ngư dân hành nghề này. Điều này khiến cho ngư dân rất phấn khởi, tăng thêm khí thế để họ tiếp tục khai thác đạt hiệu quả trong những ngày tiếp theo.

 

“Ốc gạo được xem là “sản vật quý” ở vùng bãi ngang. Vào mùa ốc, ngoại trừ những khi biển động, hàng ngày cứ vào sáng sớm, ngư dân đưa ghe ra biển khai thác ốc. Mỗi ghe đi từ 2-3 ngư dân, đi cào ốc đến trưa cùng ngày thì tập trung về bến bán cho thương lái để chuyển đi tiêu thụ. Thời điểm này, tranh thủ ốc gạo có giá, nên hàng chục ngư dân trước đây làm các nghề biển khác cũng chuyển sang khai thác ốc”- ngư dân Nguyễn Văn Sinh ở xã Đức Minh cho hay

 

 

 'loc bien' ve, ngu dan phan khoi hinh anh 3

Ốc gạo- lộc biển của ngư dân vùng bãi ngang.

 

Mặc dù thời gian khai thác không nhiều và công việc này tuy khá vất vả, nhưng sản vật này cũng giúp nhiều gia đình ngư dân một khoản thu nhập đáng kể ngoài những vụ cá chính. . “So với những nghề khác, công việc này tuy vất vả nhưng giá trị thu lại cao hơn hẳn. Bình quân, mỗi ngư dân kiếm được từ 500 – 600 ngàn đồng/ngày, cá biệt có người kiếm trên 1 triệu đồng/ngày”- lão ngư Huỳnh Tấn Hòa ở xã Đức Minh chia sẻ. 

Tác giả bài viết: Theo Phóng viên báo Quảng Ngãi

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập271
  • Hôm nay29,307
  • Tháng hiện tại207,874
  • Tổng lượt truy cập90,271,267
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây