Học tập đạo đức HCM

Mặt sau của thành công từ SAEMAUL UNDONG

Thứ năm - 24/12/2015 02:14

Mặt sau của thành công từ SAEMAUL UNDONG

Phong trào làng mới (Saemaul Undong) trong thập niên 1970 đã mang lại những thành công không thể phủ nhận trong cải thiện đời sống đa số nông dân Hàn Quốc. Tuy nhiên, đâu là những mặt hạn chế cần tránh của chương trình này nếu được cân nhắc áp dụng ở các nước đang phát triển khác?
Điều đáng lưu ý đầu tiên là thành công của Saemaul Undong có mối liên quan mật thiết đến bối cảnh Hàn Quốc hồi trước và đầu thập kỷ 1970. Khi hoàn cảnh này thay đổi thì ảnh hưởng của phong trào cũng giảm đáng kể. Cuối thập kỷ 1970, sau khi thành công trong việc đạt được những mục tiêu đề ra, Saemaul Undong đã bị chững lại do không kịp điều chỉnh, thích nghi theo yêu cầu của tình hình mới. Thành công của Saemaul Undong đòi hỏi cao ở tính tự giác và trách nhiệm với cộng đồng, nhờ vực dậy những phẩm chất này mà phong trào giúp người nông dân hợp tác với nhau cùng thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, sau khi đã sung túc họ lại thường rơi vào chủ nghĩa cá nhân, không còn thấy tiếp tục phải nương tựa vào cộng đồng. Hơn nữa, hoạt động nông nghiệp trong bối cảnh mới ở Hàn Quốc đòi hỏi tiến bộ khoa học kỹ thuật hơn là tăng cường hợp tác hóa. 

Về công tác điều hành của Chính phủ Hàn Quốc, phong trào không tránh khỏi nhuốm màu sắc chính trị hóa, phục vụ cho mục tiêu tuyên truyền với việc các địa phương ở gần đường cao tốc nhận được nguồn lực lớn hơn, trong khi các địa phương ở xa (ít hiện diện hơn) thường nhận được hỗ trợ thấp hơn. Mô hình điều hành chương trình cũng bị phê phán do thiên về tính chỉ đạo từ trên xuống, thậm chí một số ý kiến cho rằng nó chỉ khả thi với sự điều hành quyết liệt (nhiều khi mang tính ép buộc) từ Park Chung Hee trong việc ra quyết định huy động, điều phối các nguồn lực của chính phủ, và sẽ khó đạt được thành công tương tự nếu áp dụng với các mô hình lãnh đạo nhà nước mang tính dân chủ hơn. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng bài học rút ra từ thành công của Saemaul Undong không phải là sự cổ súy cho chủ nghĩa độc tài, mà đơn thuần cho thấy tầm quan trọng của cam kết và nỗ lực từ phía nhà nước.

Gánh nặng nợ nần cho nông dân cũng là vấn đề thường được nhắc tới. Nếu như giai đoạn đầu của phong trào, người nông dân phải góp vốn lao động tình nguyện (tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương), thì sau đó họ phải góp tiền, cùng mua thiết bị máy móc mà nếu không có thì phải vay mượn. Từ năm 1969 tới 1979, thu nhập bình quân năm của hộ gia đình tăng gấp 9-10 lần, nhưng nợ bình quân mỗi hộ cũng tăng tới 13 lần, tới năm 1979 tỷ lệ nợ trên thu nhập bình quân xấp xỉ 8%, tăng 2% so với 1969. 

Về xóa đói giảm nghèo, Saemaul Undong đã giúp cải thiện đời sống vật chất của đại đa số nông dân Hàn Quốc, nhưng lại thất bại trong việc trợ giúp nhóm các hộ nghèo nhất, và không đưa ra được giải pháp giúp họ tránh trở nên tụt hậu hơn. 

Saemaul Undong không phải là giải pháp thần kỳ giúp Hàn Quốc chống tình trạng di cư về thành thị. Bằng chứng là dân cư nông thôn tiếp tục giảm trong và sau Saemaul Undong, khiến các làng mạc chỉ còn đa số là người già và trẻ em. Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Saemaul Undong chưa bao giờ nhằm thay thế cho chủ trương công nghiệp hóa đất nước, mà chỉ có ý nghĩa giảm nhẹ phần nào tác động từ công nghiệp hóa.
Theo Thanh Xuân/tiasang.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập297
  • Hôm nay34,722
  • Tháng hiện tại161,284
  • Tổng lượt truy cập85,068,320
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây