Học tập đạo đức HCM

Mê Linh (Hà Nội): Ưu tiên nông nghiệp hàng hóa

Thứ hai - 23/07/2012 23:54
Với “bàn đạp” là xã điểm nông thôn mới (NTM) Liên Mạc, huyện Mê Linh đang phấn đấu để trở thành huyện NTM đầu tiên của TP. Hà Nội.

Quy hoạch đi trước

Đường sá được mở rộng thảm nhựa phẳng lì, những thửa ruộng vuông vức thẳng cánh cò bay, trường học, trụ sở, nhà cửa được sửa sang, xây mới khang trang… Đó là những điểm nổi bật sau một thời gian xây dựng NTM ở huyện Mê Linh. Theo ông Hà Huy Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh, địa phương này đã hoàn thành quy hoạch tại 16/16 xã và trở thành huyện đầu tiên của TP. Hà Nội hoàn thành quy hoạch. “Xác định quy hoạch phải đi trước một bước trong xây dựng NTM, do đó Mê Linh đã ưu tiên làm quy hoạch. Khi triển khai, huyện có rất nhiều sáng kiến. Đó là lý do Mê Linh đã nhanh chóng đạt tiêu chí này” - ông Quang chia sẻ.

Trong xây dựng NTM, Mê Linh đặc biệt chú trọng việc xây dựng quy hoạch nông nghiệp.

Ông Quang cho biết thêm: “Mê Linh có diện tích khoảng 14.000ha, trong đó diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 8.000ha, dân số gần 20.000 người, là huyện nằm ở cửa ngõ thủ đô. Mặc dù có nhiều lợi thế, nhưng đây là huyện nông nghiệp, nếu không hoàn thành quy hoạch thì rất khó triển khai phát triển nông nghiệp cũng như tiến hành xây dựng các tiêu chí khác”.

Trong công tác xây dựng quy hoạch, Mê Linh chú trọng đến quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp; quy hoạch thủy lợi; chăn nuôi; thủy sản… Ông Nguyễn Văn Nông – Chủ tịch UBND xã Liên Mạc cho hay: Xuất phát điểm của Liên Mạc khi xây dựng NTM rất thấp, thu nhập chỉ đạt 12 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo là 11%. Do đó, nếu không có bước đột phá thì rất khó hoàn thành kế hoạch cả thành phố đề ra. “Xác định nông nghiệp là “đòn bẩy”, nên khi lập quy hoạch chúng tôi làm rất kỹ, đặc biệt ưu tiên quy hoạch nông nghiệp. Xã có 540ha đất nông nghiệp, trong đó dành 33ha nuôi trồng thủy sản, 12ha trồng cây ăn quả, còn lại trồng lúa, hoa và rau màu. Hiện xã đã đạt 14/19 tiêu chí, có thể xã sẽ về đích trong năm 2014” – ông Nông tự tin.

Điều chỉnh hợp lý đất nông nghiệp

Một trong những lợi thế của huyện Mê Linh là phát triển nghề trồng hoa ở xã Mê Linh, Tiền Phong, Tráng Việt… Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh quy hoạch một số diện tích trồng hoa cũ sẽ phải nhường chỗ các dự án khác. Theo ông Quang, Mê Linh sẽ quy hoạch khoảng hơn 300ha ở xã Tráng Việt để trồng hoa, nhằm “bù” lại số diện tích trồng hoa sẽ cắt làm dự án khác tại xã Mê Linh và Tiền Phong. Lý giải về cách điều chỉnh đất nông nghiệp này ông Quang nói: “Đất ở Tráng Việt rộng, có đủ điều kiện để cây hoa phát triển. Việc cắt một số diện tích trồng hoa ở các xã Mê Linh, Tiền Phong… chúng tôi rất tiếc, bởi trồng hoa có thể thu hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đồng/ha/năm, nhưng vì quy hoạch chung, vì mục đích phát triển kinh tế lâu dài của cả huyện nên đành phải chấp nhận hy sinh”.

“Mê Linh có 1 xã đạt 14/19 tiêu chí, 1 xã đạt từ 10 – 13 tiêu chí, 14 xã đạt dưới 10 tiêu chí. Hiện có 75 dự án, với tổng kinh phí319 tỷ đồng, trong đó có 47 dự án đang triển khai, với tổng kinh phí 205 tỷ đồng”.

Để từng bước nâng cao đời sống người dân, tùy theo đặc điểm, thế mạnh của từng xã mà huyện có những chỉ đạo để phát triển sản xuất. Quan điểm phát triển sản xuất của huyện là phát triển sản xuất hàng hóa, đưa các giống mới chất lượng, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Điển hình là mô hình 100ha trồng lúa hàng hóa chất lượng cao ở xã Liên Mạc và mô hình trồng lúa giống mới BC16, PC6, RVT… ở xã Tam Đồng, Kim Hoa, Hoàng Kim, Tiến Thịnh… Ngoài ra, còn có các mô hình trồng hoa chất lượng cao với diện tích 12ha và mô hình trồng chuối tiêu hồng ở xã Văn Khê.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu trong xây dựng NTM, tuy nhiên Mê Linh vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, huyện kiến nghị với Ban chỉ đạo xây dựng NTM TP.Hà Nội trong thời gian tới cần có chính sách cụ thể quy định chi tiết nguồn vốn các cấp “thành phố, huyện, xã” thực hiện xây dựng các đề án để huyện có căn cứ phế duyệt. Xem xét ủy quyền cho UBND huyện phê duyệt một số nội dung các dự án xây dựng hạ tầng để đấu giá quyền sử dụng đất, phê duyệt tổng mặt bằng, thỏa thuận, phê duyệt chỉ giới đường đỏ các khu đất” – ông Quang kiến nghị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập401
  • Hôm nay75,558
  • Tháng hiện tại734,885
  • Tổng lượt truy cập93,112,549
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây