Học tập đạo đức HCM

Lợi nhuận của người trồng lúa chưa đảm bảo

Thứ tư - 25/07/2012 04:00
Mặc dù năng suất, sản lượng lúa hai vụ đông xuân và hè thu đều tăng cao so với cùng kỳ năm trước nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia ngành nông nghiệp, lợi nhuận của người trồng lúa chẳng những không tăng mà còn giảm mạnh.
Năng suất, sản lượng tăng nhưng lợi nhuận của người trồng lúa giảm.

Quản lý sản xuất chưa đạt yêu cầu

Tại Hội nghị sơ kết vụ hè thu và công tác quản lý Nhà nước ngành trồng trọt 6 tháng đầu năm 2012 vừa được tổ chức tại Bà Rịa – Vũng Tàu, theo đánh giá của các chuyên gia, việc quản lý sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp khá nhiều khó khăn.

PGS.TS. Phạm Văn Dư, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định, việc xuống giống vụ hè thu tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam Bộ về cơ bản theo khuyến cáo của Cục. Tuy nhiên, diện tích xuân hè (hè thu sớm) vẫn cao, việc xuống giống né rầy theo lịch của Cục Bảo vệ thực vật vẫn chưa được các địa phương tuân thủ nghiêm ngặt dẫn đến việc kiểm soát dịch bệnh gặp nhiều khó khăn. “Tuy nhiên, qua thực tiễn sản xuất đã khẳng định khung lịch thời vụ gieo sạ vụ hè thu và vụ mùa theo chỉ đạo là phù hợp, đảm bảo lúa trỗ an toàn, cho năng suất cao, cân đối được quỹ thời gian cho sản xuất 2 – 3 vụ/năm và có hiệu quả kinh tế”, ông Dư nhận định.

So với năm 2011, sản xuất lúa năm nay gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khiến thời tiết diễn biến thất thường, sâu bệnh tăng cao. Đặc biệt, vụ hè thu năm nay ĐBSCL bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa lớn bất thường, thời tiết thay đổi nhanh chóng khiến diện tích lúa nhiễm đạo ôn tăng mạnh. Chỉ riêng bệnh đạo ôn lá, vụ hè thu năm nay, đã có khoảng 189.000ha bị nhiễm, tăng 72.000ha. Riêng diện tích lúa nhiễm đạo ôn trong vụ hè thu là gần 105.500ha, tăng gần gấp đôi so với năm 2011.

Về tình hình sâu bệnh, TS. Nguyễn Hữu Huân, Phó cục trưởng Cục BVTV cho biết, Đồng Tháp là tỉnh có diện tích lúa hè thu nhiễm sâu bệnh lớn nhất, nhiều loại sâu, bệnh có tỷ lệ tăng đột biến như đạo ôn lá (tăng 184%), nhện gié (tăng 261%)… Tại An Giang, tính đến giữa tháng 6, tổng diện tích sâu bệnh gây hại trên lúa gần 143.000ha, tăng gần 27.000ha so với cùng kỳ 2011.

“Sâu bệnh tại ĐBSCL gia tăng do ảnh hưởng của thời tiết và việc lạm dụng phân bón, nhất là phân bón lá không đúng kỹ thuật, đặc biệt là loại phân Ami – Ami, nhiều nông dân đã phun hỗn hợp phân bón lá với thuốc trừ sâu khiến ruộng lúa nhiễm bệnh nặng hơn”, ông Huân nói.

Năng suất, sản lượng tăng nhưng lợi nhuận giảm

Dù năng suất lúa trong vụ hè thu 2012 tại một số địa phương tăng cao, một số nơi đạt mức cao nhất trong những năm gần đây nhưng theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lợi nhuận của nông dân vẫn chưa đạt 30% như yêu cầu.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, vụ đông xuân 2011-2012, sản lượng lúa các tỉnh phía Nam tăng thêm 500.000 tấn so với vụ đông xuân năm trước. Vụ hè thu đang thu hoạch nhưng dự báo sản lượng cũng có khả năng tăng thêm 100.000 tấn so với cùng kỳ.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long cho biết, vụ hè thu 2012, tỉnh xuống giống hơn 60.200ha, đạt 98,8% kế hoạch. Tính đến đầu tháng 7, diện tích lúa hè thu đã thu hoạch đạt gần 55.200ha, năng suất ước đạt 5,95 tấn/ha, tăng 8,5% so với vụ hè thu 2011, là mức cao nhất từ trước đến nay, sản lượng ước đạt 348.500 tấn.

“Giá lúa khô vụ hè thu hiện ở mức 5.300 - 5.500 đồng/kg, lúa tươi 4.100-4.300 đồng/kg, trong khi giá thành vụ hè thu năm nay, Bộ Tài chính công bố xấp xỉ 4.000 đồng/kg. Như vậy, lợi nhuận của nông dân không đảm bảo 30% như yêu cầu”, đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long phát biểu.

Ông Dương Nghĩa Quốc, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp cho biết, giá thành sản xuất lúa vụ hè thu tại địa phương năm nay cao hơn 740 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước, chủ yếu là do giá phân bón, công thu hoạch tăng cao. Cụ thể, giá thành sản xuất đối với lúa chất lượng cao ở mức gần 4.680 đồng/kg, lúa thường 4.324 đồng/kg. Với giá bán hiện nay, nông dân chỉ mong hòa vốn chứ không dám mơ có lãi.

“Điều bất hợp lý của ngành trồng trọt là năng suất năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng nông dân vẫn cứ nghèo. Chúng ta cần phải xem lại cách tính giá thành “rất lạ” hiện nay để tính đúng, tính đủ tất cả các chi phí cho nông dân thì mới mong đánh giá đúng công sức họ đã bỏ ra”, TS. Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL nhấn mạnh.

Về việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Bùi Bá Bổng cho rằng, không thể xây dựng một thương hiệu hay giống lúa, gạo quốc gia để giúp tăng giá xuất khẩu như mong muốn của các doanh nghiệp nhưng chỉ có thể xây dựng thương hiệu dựa trên những doanh nghiệp đủ mạnh, đủ năng lực. “Thương hiệu phải gắn với doanh nghiệp”, ông Bổng khẳng định.

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), xuất khẩu gạo tính đến ngày 5/7 của Việt Nam đạt 3,475 triệu tấn, vượt kế hoạch đề ra cho 6 tháng nhưng vẫn thấp hơn 500.000 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đạt 1,626 tỷ USD, giảm so với cùng kỳ năm trước do giá bình quân giảm 13 USD/tấn.

Quang Minh

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập281
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại222,161
  • Tổng lượt truy cập90,285,554
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây