Tính đến cuối tháng 6, tổng diện tích nhãn nhiễm bệnh chổi rồng lên đến trên 29.200ha, chiếm 63,5% diện tích vườn nhãn cả nước, trong đó gần 21.000ha bị nhiễm nặng. Đây là một bệnh nguy hiểm, làm giảm nghiêm trọng năng suất vườn nhãn tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), thiệt hại năng suất có nơi lên đến 90%.
Cam là cây trồng bị nhiều loại sâu bệnh mới gây hại. |
Theo Cục Bảo vệ thực vật (BVTV), Vĩnh Long là tỉnh có diện tích chổi rồng hại nhãn lớn nhất khu vực với hơn 9.000ha, trong tổng số gần 10.500ha nhãn nhiễm bệnh. Tiếp đến là Tiền Giang với gần 6.300/7.700ha nhiễm bệnh.
Ông Nguyễn Hữu Huân- Phó Cục trưởng Cục BVTV cho biết “Bệnh chổi rồng đã xuất hiện tại 14 tỉnh, thành phố và còn tiếp tục lây lan sang các địa phương khác với tốc độ chóng mặt”. Cũng theo ông Huân, hiện tại đã có 7 tỉnh công bố dịch bệnh chổi rồng hại nhãn. Tổng diện tích nhãn nhiễm bệnh của 7 tỉnh này hơn 26.300ha trên tổng diện tích trồng 30.318ha; trong đó, 20.376ha nhiễm bệnh nặng.
PGS-TS Nguyễn Minh Châu – Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam nhận định: “Nông dân đang phải đối mặt với nhiều loại sâu bệnh gây hại mới, rất nguy hiểm”. Tại Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang…, nhiều vườn dừa đang bị tàn phá bởi một loại sâu hại mới là bọ vòi voi. Đây là loài bọ sống ký sinh trên quầy dừa và đục vỏ trái khiến trái bị rụng hoặc không phát triển được. Tổng diện tích vườn dừa nhiễm bọ vòi voi tính đến thời điểm này khoảng 755ha, tại 11 tỉnh, tỷ lệ phổ biến từ 1 – 5%, nơi cao đến 80%.
Trong khi đó, nhiều diện tích cây có múi như bưởi, cam sành, chanh tại Sóc Trăng, Hậu Giang cũng đang đối mặt với nguy cơ mất mùa do sâu đục trái phát sinh, gây hại. Tổng diện tích nhiễm sâu khoảng 2.600ha, trong đó, diện tích nhiễm với tỷ lệ 20 – 70% chiếm khoảng hơn 1.500ha, diện tích nhiễm trên 70% khoảng 47ha.
Tại Tây Ninh, theo Cục BVTV, rệp sáp – một loại sâu bệnh lần đầu xuất hiện tại Việt Nam cũng đã gây hại trên nhiều vườn sắn của bà con nông dân. Diện tích sắn nhiễm rệp sáp khoảng 80ha, tập trung ở các huyện Dương Minh Châu, Tân Châu và thị xã Tây Ninh, trong đó có 13ha nhiễm bệnh rất nặng, tỷ lệ từ 30 – 70%.
“Để khống chế các loại sâu bệnh mới phát hiện, Viện Cây ăn quả miền Nam đã đề xuất một số đề tài khoa học nhưng do kinh phí hạn chế, Bộ NNPTNT chưa duyệt, cho vay nông dân phải tiếp tục chờ” - ông Châu than thở. Đối với các loại sâu bệnh hại cây có múi, theo TS Châu, nên chuyển sang trồng cây con vào mùa khô thay vì mùa mưa như xưa nay. Vì đây là thời điểm tỷ lệ rầy gây hại ở mức thấp, cây con dễ kháng sâu bệnh và phát triển mạnh.
Theo Danviet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;