Thỉnh thoảng có vài người thất thểu từ biển vào, trên tay cầm những con tôm hùm chết được vớt lên để bán cho những người chuyên mua tôm chết với giá khoảng 50.000 đồng/con (loại 4-5 lạng).
Bà Lê Thị Phấn - một đại gia tôm hùm ở thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh, buồn rầu: “Tôi nuôi hơn 6.000 con tôm hùm tốn 2 tỷ đồng, giờ chỉ còn chưa đến 100 con, nếu vét hết thì bán được 100 triệu đồng, 1,9 tỷ đồng coi như tan theo bọt nước”.
Bà Lê Thị Phấn (thôn Phú Dương, xã Xuân Thịnh) nẫu ruột vì những con tôm cuối cùng tiếp tục chết do bệnh đen mang. |
Ở làng Phú Dương, ông Nguyễn Văn Cư được biết đến là một tỷ phú tôm hùm. Năm ngoái, ông lãi hơn 1 tỷ đồng. Ông dốc toàn bộ tiền lãi, cộng với khoảng hơn 500 triệu đồng tích cóp của gia đình và 500 triệu đồng tiền vay (tổng cộng khoảng 2,2 tỷ đồng) thả nuôi tiếp hơn 10.000 con.
Từ tháng 2.2012 đến nay, hơn 10.000 con tôm hùm chết gần hết. Ông bán tống bán tháo số tôm ít ỏi còn lại được gần 200 triệu đồng, coi như lỗ 2 tỷ. 500 triệu đồng vay ngân hàng giờ đã đến hạn trả nhưng ông chưa biết định liệu thế nào.
Ông Lê Minh Hoan - Chủ tịch UBND xã Xuân Thịnh cho biết: Chưa bao giờ đời sống của nhân dân Xuân Thịnh bi đát như hiện nay. Đã có hơn 80% lượng tôm hùm (trong tổng số hơn 8.000 lồng nuôi) bị bệnh sữa, đen mang và chết sạch, thiệt hại hơn 185 tỷ đồng.
Hơn 80% hộ dân trong tổng số 1.400 hộ của xã đang nợ ngân hàng. Làng “tỷ phú” Phú Dương, Vịnh Hòa một thời phất lên nhờ tôm hùm nay trở thành làng "Chúa Chổm" với tổng dư nợ từ Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NNPTNT Chi nhánh Sông Cầu trên 70 tỷ đồng.
Ông Hoan cho biết thêm, tại địa phương, hộ nợ ít nhất là 30 triệu đồng, nhiều nhất trên 500 triệu đồng nhưng ngân hàng không có chủ trương khoanh nợ và cho vay mới để người dân tái sản xuất.
Điều này khiến cho nông dân không biết làm gì để trả được nợ vay. UBND xã Xuân Thịnh nhiều lần kiến nghị UBND thị xã Sông Cầu và các ngân hàng khoanh nợ cũ và tiếp tục cho vay mới để bà con đầu tư tái sản xuất nhưng đến nay vẫn chưa có câu trả lời.
Mới đây, ông Tô Thanh Hóa – Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng NNPTNT thị xã Sông Cầu cho biết: Theo quy định, ngân hàng không có thẩm quyền trong việc khoanh nợ, dãn nợ cho dân mà phải có ý kiến của Chính phủ và ngân hàng T.Ư.
Ông Trần Thêm - Phó Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, cho biết: “Hàng ngàn hộ dân ở quanh đầm Cù Mông sinh sống phụ thuộc vào nghề nuôi tôm hùm thương phẩm.
Do vậy, để sớm khôi phục nghề và ổn định đời sống dân sinh, UBND thị xã Sông Cầu đang chỉ đạo các ngành chức năng thống kê mức độ thiệt hại do dịch bệnh tôm hùm gây ra báo cáo và đề nghị UBND tỉnh xem xét và đề nghị Thủ tướng Chính phủ có chính sách khoanh, gia hạn nợ, hỗ trợ cho bà con bị thiệt hại”.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;