Theo Ban chỉ đạo Chương trình, thời gian qua, đã có thêm 1,9 triệu người được cung cấp nguồn nước sạch, nâng tỷ lệ người dân được dùng nước sạch trong cả nước lên 78% (trong đó 37% được dùng nước sạch theo đúng quy chuẩn của Bộ Y tế). Đến nay đã có 87% trường học và 88% trạm y tế xã trong cả nước được cung cấp nguồn nước sạch.
Mục tiêu của Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn mới (2012-2015) là phải nâng tỷ lệ người dân cả nước được dùng nước sạch lên mức 85% và đảm bảo cho 100% trường học mầm non, phổ thông, trạm y tế xã… đều có nước sạch sử dụng.
Để đạt được các chỉ tiêu nêu trên, tổng nguồn vốn dành đầu tư cho chương trình là 27.600 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong đó phần hỗ trợ của quốc tế chiếm tới 29,7%. Ngân sách Trung ương chỉ đầu tư cho các địa phương 14,9% và 33% là vốn tín dụng ưu đãi. Còn lại là của ngân sách địa phương, doanh nghiệp tư nhân và người dân tham gia đóng góp.
Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Ngân sách nhà nước mỗi năm chỉ đầu tư cho mỗi tỉnh được khoảng 20-30 tỷ đồng. Do đó, để đạt mục tiêu đề ra, các địa phương phải nỗ lực xã hội hóa nguồn đầu tư cho chương trình nước sạch. Không thể chờ kinh phí của trung ương rót xuống mới triển khai mà phải thu hút, huy động được các thành phần kinh tế và bà con tham gia... thì mới làm được.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;