Học tập đạo đức HCM

Cần linh hoạt tiêu chí văn hoá

Thứ năm - 26/07/2012 05:22
- Tiêu chí văn hóa (tiêu chí số 16) đang là bài toán mà nhiều xã điểm xây dựng nông thôn mới (XDNTM) của Hà Nội e ngại. Thậm chí, có xã gần như hoàn thành hầu hết các tiêu chí vẫn phải “chật vật” tìm cách cán đích tiêu chí số 16.
 
Khai trương Nhà Văn hóa thôn Thái Bình, xã Mai Lâm (Đông Anh-Hà Nội).

Khó khăn tìm đường cán đích

Là xã điểm XDNTM của cả nước, 2 năm nay, Thụy Hương (Chương Mỹ) khá “chật vật” để các thôn đạt danh hiệu văn hóa. Đối chiếu với thông tư hướng dẫn của ngành, để được công nhận làng văn hóa, người dân ở thôn, làng đó phải có đời sống kinh tế phát triển ổn định, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo thấp; có cơ sở vật chất hạ tầng kinh tế – xã hội phục vụ nhu cầu cộng đồng; đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú, môi trường sạch sẽ… Thụy Hương có tới 85% số hộ có đời sống kinh tế ổn định, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn dưới 5%, không còn hộ đói; trên 85% đường làng được đổ bê - tông, trên 90% số hộ được dùng điện, 100% trẻ trong độ tuổi được đến trường, không có dịch bệnh, không có ngộ độc thực phẩm, không có trọng án hình sự, không có người mắc tệ nạn xã hội nhưng để đạt danh hiệu văn hóa lại không dễ dàng, chỉ vì một lý do, tỷ lệ người sinh con thứ 3 vẫn còn cao. Mặc dù đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhưng kết quả giảm rất chậm vì tư tưởng muốn có nếp có tẻ đã ăn sâu, bám rễ vào suy nghĩ của người dân nhiều thế hệ.

Ở xã Liên Hiệp (Phúc Thọ), nhiều nhà văn hóa thường xuyên đóng cửa. Đây là công trình được xây dựng dựa trên nguồn vốn của Nhà nước và nhân dân cùng đóng góp, mỗi khẩu góp 25.000 đồng, tuy nhiên cơ sở vật chất còn thiếu thốn, chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Thậm chí, trong nhà văn hóa còn chưa quy hoạch nơi vui chơi dành cho trẻ. Theo UBND xã Liên Hiệp, xã đã xây dựng được 6/10 nhà văn hóa ở các cụm nhưng hầu hết các nhà văn hóa đều nhỏ, không có sách, báo…

Ông Nguyễn Văn Chiến, Chủ tịch UBND xã Đông Ngạc (Từ Liêm) chia sẻ, xã có 18/19 tiêu chí đã và cơ bản đạt. Tuy nhiên, Đông Ngạc có 18.000 khẩu nhưng có tới 15.000 người vãng lai nên vấn đề sinh con thứ ba, tệ nạn xã hội, địa phương rất khó quản lý.

Cần có giải pháp

Thực tế thấy, việc đầu tư xây dựng các trung tâm văn hóa, thể thao xã, nhà văn hóa thôn, xóm hiện nay chưa đồng bộ và gặp khó khăn về nguồn vốn. Do đó, các địa phương cần làm tốt việc huy động nguồn lực, thu hút đầu tư xây dựng các cơ sở văn hóa, thể thao ở nông thôn theo phương thức xã hội hóa.

Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2011 trên địa bàn Hà Nội cho thấy, cơ sở vật chất văn hóa ở khu vực ngoại thành còn nhiều hạn chế. Toàn thành phố có 401 xã nhưng mới có 60 xã có nhà văn hóa, đạt 14,9%, trong đó một số huyện đạt thấp như Phúc Thọ (4,5%), Đông Anh (8,7%). Tổng số xã có thư viện là 44 xã, chiếm 10,9%, trong đó một số huyện còn “trắng” công trình này như Chương Mỹ, Phú Xuyên, Mỹ Đức... Không chỉ thiếu thốn về cơ sở vật chất, các hoạt động văn hóa tinh thần phục vụ người dân ở nhiều địa phương cũng hạn chế.

Nhiều chuyên gia cho rằng, XDNTM phải bắt đầu từ hộ gia đình và thôn làng. Nếu làm tốt công tác xây dựng gia đình văn hóa, thôn làng văn hóa sẽ phát huy vai trò chủ thể và ý thức tự quản của cộng đồng dân cư trong XDNTM.

Theo ông Hoàng Thanh Vân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT TP.Hà Nội, thời gian triển khai XDNTM chưa phải là dài song ở hầu hết các xã làm điểm, nhận thức của cán bộ, nhân dân về NTM đã được nâng lên. Nhiều tiêu chí XDNTM cần nguồn kinh phí lớn mới có thể hoàn thành như xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư phát triển sản xuất… Riêng tiêu chí về văn hóa, trọng tâm là xây dựng nếp sống văn hóa mới ở khu dân cư, giảm tệ nạn xã hội và các trường hợp sinh con thứ ba thì không cần nhiều kinh phí mà vẫn có thể thực hiện được.

Để hoàn thành tốt các tiêu chí này, các địa phương làm điểm cần chăm lo phát triển kinh tế, giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao mức sống cho người dân và tạo lập được các thiết chế văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Điều này không chỉ đòi hỏi sự sáng tạo, linh hoạt trong cách làm của mỗi địa phương mà hơn hết cần phải có cách tháo gỡ của các cấp, ngành để giúp người dân ý thức được mình vừa là chủ thể đi đầu trong XDNTM, vừa là chủ thể hưởng thụ các giá trị văn hóa do chính mình tạo dựng. Tuy nhiên, ông Vân cũng cho rằng, hoàn thành tiêu chí văn hóa theo quy chế rất khó thực hiện, vì vậy nên có sự nghiên cứu, điều chỉnh một cách linh hoạt để “mềm” hóa tiêu chí này.

Vinh – Trâm

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập241
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại222,106
  • Tổng lượt truy cập90,285,499
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây