Học tập đạo đức HCM

Mọi đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng

Thứ hai - 18/12/2017 06:21
Trong suốt quá trình hoạt động, Đảng ta luôn khẳng định kỷ luật là sức mạnh của Đảng. Vì vậy, Điều lệ Đảng đã quy định rõ: “Tổ chức đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý công minh, chính xác, kịp thời”.

Để có căn cứ thi thành kỷ luật đảng viên vi phạm một cách công minh, chính xác, kịp thời, Bộ Chính trị khóa X đã ban hành Quy định số 94-QĐ/TW, khóa XI ban hành Quy định số 181-QĐ/TW. Song thực tiễn luôn sống động, biến đổi đa dạng, phức tạp theo sự phát triển của xã hội nên mọi hành vi vi phạm của đảng viên cũng luôn đa dạng, tinh vi và để sát với thực tiễn, Bộ Chính trị khóa XII đã ban hành Quy định số 102-QĐ/TW (ngày 15-11-2017) về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm (gọi tắt là Quy định 102) thay thế Quy định 181 nêu trên.

Về phạm vi, đối tượng, nguyên tắc xử lý kỷ luật trong Quy định 102 nêu rõ: “đảng viên vi phạm những nội dung chưa có trong Quy định này thì căn cứ vào quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và vận dụng Quy định này để xử lý kỷ luật cho phù hợp. Đảng viên sau khi chuyển công tác, nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm vẫn phải xem xét, kết luận; nếu vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật thì phải thi hành kỷ luật theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, pháp luật của Nhà nước và những nội dung nêu trong Quy định này. Tất cả đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng. Đảng viên ở bất cứ cương vị nào, nếu vi phạm kỷ luật của Đảng đều phải được xem xét, xử lý kỷ luật nghiêm minh, kịp thời”. Đặc biệt, Quy định 102 đã bổ sung Điều 3 về thời hiệu xử lý kỷ luật, cụ thể như sau:

“1- Thời hiệu xử lý kỷ luật về Đảng là thời hạn được quy định trong Quy định này mà khi hết thời hạn đó thì đảng viên có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.

a) Thời hiệu xử lý kỷ luật đảng được quy định như sau: 5 năm đối với các hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khiển trách. 10 năm đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức.

b) Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Nếu trong thời hạn xử lý kỷ luật quy định tại Điểm a Khoản này, đảng viên có hành vi vi phạm mới thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với vi phạm cũ được tính lại từ thời điểm thực hiện hành vi vi phạm mới.

2- Không áp dụng thời hiệu xử lý kỷ luật đảng đối với những hành vi vi phạm đến mức phải kỷ luật bằng hình thức khai trừ; vi phạm về chính trị nội bộ; về an ninh quốc phòng, đối ngoại có xâm hại đến lợi ích quốc gia và việc sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận không hợp pháp “để dần dần bảo đảm kỷ luật đảng thống nhất với kỷ luật hành chính nhà nước. Đồng thời, Quy định 102 đã bổ sung các hình thức kỷ luật đảng đối với những hành vi của đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã chỉ ra”.

Việc ban hành Quy định 102 không chỉ là căn cứ để xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm, nhất là những vi phạm mới, những vi phạm qua thực hiện công tác kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết tố cáo một số vụ việc nghiêm trọng, phức tạp vừa qua của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ủy ban kiểm tra các cấp ở Hậu Giang, Bộ Công thương, Bộ Nội vụ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, Đà Nẵng, Bình Dương, Vĩnh Phúc, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao-su Việt Nam... Đáng chú ý là những vi phạm trong công tác tổ chức cán bộ, trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, trong bầu cử và về kinh tế, tài chính, tín dụng, trong thực hiện các dự án đầu tư, thực hiện chính sách an sinh xã hội đang gây bức xúc trong xã hội. Mặt khác, Quy định 102 còn góp phần tăng cường kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Những vi phạm của một số cán bộ, kể cả cán bộ là đảng viên cấp cao bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Hội nghị lần thứ 5 và 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII thi hành kỷ luật đã minh chứng cho việc kỷ luật đảng là kỷ luật sắt và mọi đảng viên dù giữ chức vụ gì, tuổi đảng nhiều hay ít, đang công tác hay đã nghỉ hưu đều bình đẳng trước kỷ luật đảng.

Đồng thời, thực hiện tốt Quy định xử lý đảng viên vi phạm sẽ góp phần vào kiểm soát quyền lực, khắc phục, ngăn chặn và đẩy lùi dần sự tha hóa quyền lực, nhất là các vi phạm lạm quyền, lộng quyền, thao túng, lợi dụng quyền lực để tham nhũng, “lợi ích nhóm”, bè phái, vây cánh của một bộ phận cán bộ, đảng viên hiện nay, trước hết là của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, địa phương. Trong đó sẽ ngăn chặn không để ba hạng người sau chui vào Đảng và vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đó là: những người cơ hội về chính trị; những người suy thoái tư tưởng chính trị, tha hóa đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và những người bất tài, không có năng lực và trí tuệ nên không có chính kiến “gió chiều nào che chiều ấy”, dựa dẫm vào người khác để tồn tại.

Để thực hiện tốt Quy định 102, trước hết Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần kịp thời ban hành hướng dẫn thực hiện Quy định này. Các cấp ủy, tổ chức đảng cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức nghiên cứu, quán triệt và áp dụng các hình thức kỷ luật trong Quy định này để xử lý đảng viên vi phạm trên thực tế đúng với nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, bảo đảm thời hiệu xử lý kỷ luật, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng ở địa phương, đơn vị và trong toàn Đảng. Điều quan trọng nhất là qua nghiên cứu, quán triệt, tất cả đảng viên phải nhận thức rõ được các hành vi vi phạm và hình thức kỷ luật tương ứng để trong hoạt động, sinh hoạt không mắc phải hoặc có nhỡ mắc phải thì cũng tự giác nhận hình thức kỷ luật để có hướng sửa chữa, khắc phục, phấn đấu vươn lên để giữ gìn kỷ luật, kỷ cương của Đảng.

Tóm lại, tăng cường kỷ luật đảng không phải là thi hành kỷ luật thật nhiều, thật nặng. Nhưng nếu đảng viên có hành vi vi phạm thì phải căn cứ vào các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy định 102 để xử lý “công minh, chính xác, kịp thời” để bảo đảm kỷ luật sắt của Đảng.

Cao Văn Thống - Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Nguồn: Nhandan.com.vn)

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập354
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại198,563
  • Tổng lượt truy cập90,261,956
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây