Học tập đạo đức HCM

Mỗi năm chi gần trăm tỷ đồng cho phong trào văn hóa

Thứ hai - 29/04/2013 01:05
Tổng kinh phí thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2010 là 799 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp tỉnh là 137 tỷ đồng, cấp huyện là 391 tỷ đồng, cấp xã là 271 tỷ đồng.
Từ năm 2000, chúng ta bắt đầu phát động Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, tới nay đã 13 năm, ông Vũ Đức Hải, Phó Trưởng phòng Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cho biết, năm nay phong trào sẽ tập trung nâng cao chất lượng Gia đình, làng, thôn, bản, tổ dân phố… văn hóa, bằng cách rà soát, chỉnh sửa theo hướng nâng cao các tiêu chuẩn để được công nhận, qua đó nâng cao chất lượng phong trào.

 

to-dan-pho-van-hoa-Phunutoday.vn.jpg
Tổ dân phố văn hóa.

Theo ông Hải, giai đoạn hiện nay, sẽ tập trung việc xây dựng đời sống văn hóa ở Nông thông mới, chú trọng tiêu chí 6 và tiêu chí 16 trong Bộ tiêu chí quốc gia về Nông thôn mới. Cụ thể, tiêu chí 6 là: Nhà văn hóa và khu thể thao xã đạt chuẩn của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), tỷ lệ thôn có nhà văn hóa và khu thể thao thôn đạt quy định của Bộ VH-TT-DL; Tiêu chí 16: Xã có từ 70% số thôn, bản trở lên đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của Bộ VH-TT-DL.

Dự kiến cuối quý 3/2013, Ban chỉ đạo Trung ương sẽ tổ chức Hội nghị tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ 2 (lần đầu vào năm 2007), mỗi huyện sẽ được lựa chọn một gia đình tiêu biểu nhất tham dự (cả nước có gần 700 huyện), ngoài ra còn đại diện một số ban ngành khác. Để tuyên truyền, động viên, khích lệ phong trào, mỗi tỉnh sẽ làm một bộ phim tuyên dương gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc cấp tỉnh, và Trung ương cũng có một bộ phim ở cấp Trung ương.

Về hiện tượng một số xã (như xã Tây Tựu, Từ Liêm, Hà Nội), bỏ việc in giấy chứng nhận Gia đình văn hóa 3 năm liên tục phát cho tất cả các hộ đạt thành tích, mỗi thôn chỉ lựa chọn vài chục hộ đại diện để cấp Giấy chứng nhận. Ông Hải cho biết, hiện tượng này ông không nắm được, “nhưng việc cấp giấy là làm theo một thể thống nhất, theo các văn bản hướng dẫn, nếu làm thế là sai, quy định là 3 năm liên tục đạt thì được cấp giấy chứng nhận một lần”, ông Hải khẳng định.

Về mức độ ảnh hưởng của tệ nạn xã hội tới Phong trào, ông Hải cho hay, nơi nào có người nghiện hút, tái nghiện, hoặc phát sinh mới thì không đủ tiêu chí, ảnh hưởng tới phong trào. Tổ dân phố, làng, bản… có một người nghiện mới, tái nghiện thì sẽ bị cắt xét đơn vị văn hóa.

Nói về việc gần đây xảy ra một số vụ việc côn đồ xông vào nhà đánh cả gia đình nhưng hàng xóm chỉ đứng xem, không ai giúp đỡ, ông Hải nói, đấy chỉ là một hiện tượng nhỏ của xã hội, xảy ra ở một khu vực nhỏ, chứ không phải bao trùm phong trào.

“Nếu để xảy ra hiện tượng đó là chất lượng thực hiện của anh đã bị giảm đi, anh không thực hiện đúng, Ban chỉ đạo cấp huyện sẽ cắt danh hiệu văn hóa của khu dân cư đấy. Vì anh vi phạm tiêu chí thì cắt, cái này ở cơ sở có cam kết rất cẩn thận. Chúng tôi là cơ quan chỉ đạo, còn cụ thể thì phải xuống khu dân cư”, ông Hải cho biết thêm.

70% số hộ cả nước đạt Gia đình văn hóa

Theo Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (2000 - 2010), phong trào xây dựng Gia đình văn hóa đã thu hút trên 90% gia đình tham gia, từ gần 8,7 triệu hộ được công nhận Gia đình văn hóa năm 2000, tới năm 2010 đã tăng lên hơn 16 triệu hộ (cả nước có tổng số hơn 22,6 triệu hộ gia), đạt tỷ lệ 70,8%.

gia-dinh-van-hoa-Baodatviet.vn.jpg
Năm 2010, cả nước có hơn 70% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa. Những tấm biển Gia đình văn hóa được treo trước cửa nhà các hộ dân quận Hà Đông, Hà Nội.

Về phong trào xây dựng làng, tổ dân phố văn hóa, từ gần 18.000 làng (bản, thôn, ấp…) và tổ dân phố (khu phố, khu dân cư) văn hóa được công nhận năm 2000, đã tăng lên gần 58.300 đạt danh hiệu văn hóa năm 2010 (trên tổng số gần 87.000 làng, tổ dân phố trên cả nước), đạt tỷ lệ 67%.

Tổng số xã làm tốt công tác phòng chống tệ nạn xã hội là hơn 5.700 xã/phường (trong tổng số 11.100 xã/phường trên cả nước), đạt tỷ lệ 51,2%.

Đã có 1,2 triệu Người tốt, việc tốt được suy tôn ở các cấp (trong đó cấp tỉnh trên 249.000 người, cấp huyện trên 239.000 người, cấp xã trên 712.000 người)

Ngân sách nhà nước ở các địa phương đầu tư và hỗ trợ 734 tỷ đồng xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở, xã hội hóa trong việc xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở phát triển mạnh mẽ, nhân dân đã đóng góp 1.400 tỷ đồng xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao thôn, có gần 80% khu dân cư có nhà văn hóa, với bình quân kinh phí xây dựng khoảng 45 triệu đồng/nhà văn hóa.

Tổng kinh phí thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” giai đoạn 2000-2010 là 799 tỷ đồng, trong đó ngân sách cấp tỉnh là 137 tỷ đồng, cấp huyện là 391 tỷ đồng, cấp xã là 271 tỷ đồng.

Ở cấp địa phương, 100% Ban chỉ đạo cấp tỉnh, 70% Ban chỉ đạo cấp huyện, 40% Ban chỉ đạo cấp xã được đảm bảo kinh phí hoạt động.

Đánh giá về kết quả của cuộc vận động, báo cáo nêu rõ, cuộc vận động đã tác động tích cực đến phát triển kinh tế và văn hóa - xã hội một cách bền vững. Truyền thống đoàn kết và đạo lý dân tộc được phát huy trở thành nội lực giúp nhau; tình làng, nghĩa xóm được củng cố.

Mục tiêu giai đoạn 2011 - 2015 của Phong trào là: 70% gia đình được công nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa; 60% làng, ấp, thôn, bản, tổ dân phố, cụm dân cư… được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hóa, Tổ dân phố văn hóa…

Riêng với TP. Hà Nội, trong giai đoạn 2000-2010, luôn có trên 90% hộ gia đình đăng ký tham gia phong trào xây dựng Gia đình văn hóa, tỷ lệ số hộ đạt danh hiệu này hàng năm luôn đạt trên 80%.

Về chuẩn xét công nhận Tổ dân phố văn hóa, Ban chỉ đạo của TP. Hà Nội đã điều chỉnh một số nội dung cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có tiêu chí được xác định cao hơn yêu cầu của Trung ương, như đời sống kinh tế, trình độ dân trí…

Tuy nhiên, cũng có tiêu chi hạ thấp hơn yêu cầu của Trung ương, như về phòng chống các tệ nạn xã hội (tỷ lệ người nghiện)…

Lê Việt

Theo baodatviet.vn

 Tags: tỷ đồng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập275
  • Hôm nay56,147
  • Tháng hiện tại886,874
  • Tổng lượt truy cập92,060,603
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây