Học tập đạo đức HCM

Mông homestay: Làm du lịch để gìn giữ văn hóa dân tộc

Thứ tư - 15/08/2018 20:04
Đó chính là trăn trở và cũng là mong muốn của anh Sùng Mí Dình, thôn Xóm Mới, thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn (Hà Giang) khi bắt tay xây dựng Mông homestay (nhà ở du lịch theo kiến trúc người Mông).

Đối với anh Dình, Mông homestay không chỉ để mang lại thu nhập cho gia đình mà còn là khát khao xây dựng một nơi có thể bảo tồn, giao lưu và giới thiệu văn hóa dân tộc Mông nói riêng, văn hóa của mảnh đất địa đầu  Tổ quốc nói chung đến với khách du lịch trong nước và quốc tế.

 mong homestay: lam du lich de gin giu van hoa dan toc hinh anh 1

 Lớp dạy tiếng Anh được mở tại Mông homestay.  Ảnh: M.L

Nói về ý tưởng lập nghiệp, anh Dình thổ lộ: Năm 2015, anh bắt tay vào xây dựng Mông homestay, với xuất phát ban đầu vì đam mê làm du lịch; mong muốn mang văn hóa của đồng bào đến với mọi người. Từ số vốn 300 triệu đồng, gia đình anh Dình đã xây dựng Mông homestay theo đúng bản sắc văn hóa của đồng bào Mông.

Mông homestayới cách trang trí,  được trưng bày hết sức tinh tế. Đến nay, Mông homestay đã duy trì lượng khách ổn định, nhất là khách nước ngoài. Với quy mô 5 phòng đơn và 7 giường tập thể, có thể chứa khoảng 20 khách. Mỗi du khách chỉ phải trả 220 nghìn đồng/ngày cho trọn gói các dịch vụ ăn, nghỉ và trải nghiệm tại đây.

Anh Dình cho biết: Khách đến với Đồng Văn đã không còn theo xu hướng du lịch theo mùa nữa, mà rải đều vào các ngày cuối tuần, các tháng trong năm. Với lượng khách đó, mỗi tháng, Mông homestay có thể mang lại thu nhập cho gia đình anh từ 15 - 20 triệu đồng.

 Bên cạnh các hoạt động quen thuộc giống với các homestay như nấu ăn, ca hát, múa dân tộc... thì tại Mông homestay, du khách còn được trải nghiệm thêm các hoạt động: Đi bộ lên đồi thông, cùng bà con lao động sản xuất…

Đặc biệt, anh Dình còn mở một lớp dạy tiếng Anh miễn phí cho gần 20 cháu nhỏ sống tại thị trấn và người dân có nhu cầu học ngay tại Mông homestay. Các giáo viên tham gia giảng dạy chính là những du khách, không phân biệt giới tính, màu da hay khoảng cách địa lý; họ tình nguyện dành thời gian dạy các cháu học và cùng chơi các trò chơi dân gian…

Theo: My Ly/danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm390
  • Hôm nay49,018
  • Tháng hiện tại824,296
  • Tổng lượt truy cập91,998,025
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây