Học tập đạo đức HCM

Nâng cao giá trị gia tăng của ngành cà phê

Thứ năm - 02/08/2018 00:15
Sau 30 năm từ khi Chính phủ có chủ trương phát triển cây cà phê trở thành mũi nhọn trong nông nghiệp, từ chỗ chỉ chiếm 1% thị phần, Việt Nam đã vươn lên trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 thế giới.

Phát triển song hành thách thức

Tính đến hết năm 2017, tổng diện tích cà phê của cả nước là trên 664 nghìn ha, năng suất bình quân đạt 2,3 tấn/ha. Tổng số nông hộ tham gia trồng cà phê lên tới trên 560 nghìn hộ quy mô nhỏ lẻ, mỗi hộ sở hữu từ 0,5 đến 2ha. Cà phê giữ vai trò quan trọng là một trong 5 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành nông nghiệp. Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm tới 18,5% (3,5/18,96 tỷ USD) tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông sản và 10% của ngành nông nghiệp, đóng góp 30% GDP các tỉnh Tây Nguyên.

giu vung vi tri thu hai the gioi ve san xuat va xuat khau
Thu hoạch cà phê chất lượng cao tại Tây Nguyên

Hiện nay, cả nước có 97 nhà máy chế biến cà phê nhân với công suất thiết kế đạt 1,5 triệu tấn/năm, đáp ứng đủ nhu cầu. 7 nhà máy chế biến cà phê hòa tan nguyên chất với tổng công suất 55.000 tấn/năm của các công ty: Nestlé, Cà phê Ngon, Olam, Vinacafe Biên Hòa, Trung Nguyên, An Thái. Cuối năm 2018, dự kiến, Tập đoàn Tata sẽ khánh thành một nhà máy công suất 5.000 tấn/năm. Công ty Tín Nghĩa và Maseco khánh thành nhà máy cà phê hòa tan công suất 5.000 tấn/năm. Công suất các nhà máy sản xuất cà phê phối trộn 3 trong 1, 2 trong 1 đạt trên 180.000 tấn/năm. Công suất chế biến cà phê rang xay cũng đạt khoảng 75.000 tấn/năm.

Tuy vậy, ngành cà phê đang đứng trước những thách thức to lớn như: Biến đổi khí hậu; cà phê già ngoài 120.000ha đã có chương trình tái canh có thêm 100.000ha đến chu kỳ phải trồng lại; cạnh tranh của các cây trồng khác; nguồn vốn trung và dài hạn đầu tư chế biến lãi suất cao; hội nhập sâu mở cửa thị trường dẫn đến cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài gay gắt… Năm 2016, Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam đã có đề án trình Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về định hướng phát triển thời kỳ mới theo chu kỳ của cây cà phê Việt Nam. Trong đó, nhấn mạnh tới việc giữ vững vị trí nước sản xuất và xuất khẩu cà phê nhân đứng thứ 2 thế giới; đồng thời, nâng cao giá trị gia tăng của hạt cà phê lên gấp đôi: 6 tỷ USD trong thập niên tới.

Đề xuất phương thức cải tổ

Đề án đặc biệt nhấn mạnh việc kiến nghị Chính phủ cho chủ trương tái canh là công việc thường xuyên; trước mắt cho tiếp tục thực hiện Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền và hướng dẫn người dân áp dụng VietGAP, 4C cũng như các chứng chỉ khác trong 40% diện tích còn lại chưa có chứng chỉ. Hướng dẫn người nông dân hái chín 85%, đầu tư sân phơi và lưới phơi đảm bảo chất lượng cà phê nhân.

Bên cạnh đó, tăng cường liên kết giữa nhà doanh nghiệp, ngân hàng, nông dân trồng cà phê, Viện giống Wasi và các trung tâm sản xuất cây giống.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần rà soát và tăng diện tích trồng cà phê chè (Arabica) ở những vùng thổ nhưỡng cho phép để tăng sản lượng cà phê chè giá trị cao và phối trộn phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay, lượng cà phê chè để phối trộn đang phải nhập hàng vạn tấn từ các nước khác.

Về chế biến, mỗi năm trong chuỗi giá trị cà phê thế giới khoảng 500 tỷ USD thì cà phê nhân chỉ được hưởng 1/20. Chính vì vậy, để tăng giá trị hạt cà phê, phải đầu tư vào rang xay, hòa tan và các sản phẩm chế biến khác. Thực tế đã chứng minh, xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan trong năm 2016 và 2017 giá trị gia tăng gấp đôi xuất khẩu cà phê nhân.

Các ngân hàng cần bố trí nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn với lãi suất hợp lý và chi phí bảo lãnh các nguồn vay trung hạn của nước ngoài để đầu tư vào rang xay và hòa tan. Nếu vay nóng đầu tư dài hạn thì sẽ thua lỗ và phá sản.

Về tiêu thụ, trong các hiệp định thương mại tự do, Chính phủ đã chỉ đạo đàm phán để các nước tiêu thụ mở cửa thị trường cà phê rang xay và hòa tan. Vì vậy, nên xuất khẩu cà phê chế biến tăng cả số lượng và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Năm 2017, có hơn 100 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê rang xay và hòa tan. Xuất khẩu sản phẩm này đã chiếm 13,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê. Riêng 5 tháng đầu năm 2018, đã xuất khẩu trên 53 nghìn tấn, mang lại kim ngạch trên 200 triệu USD. Dự kiến cả năm sẽ xuất khẩu khoảng 130.000 tấn cà phê chế biến rang xay, hòa tan và các sản phẩm khác.

Bộ Công Thương và Bộ Ngoại giao hỗ trợ xúc tiến thương mại cà phê rang xay và hòa tan. Đây là lĩnh vực các nước đã chiếm lĩnh. Việc chia lại thị phần là công việc mất rất nhiều thời gian và công sức.

Bộ Công Thương và Bộ Tài chính tiếp tục đàm phán mở cửa thị trường cho cà phê rang xay và chế biến trong các hiệp định thương mại tự do mới đang đàm phán, nhằm hỗ trợ xây dựng thương hiệu quốc gia cho ngành cà phê.

Bộ Tài chính phối hợp Bộ Tư pháp nghiên cứu cơ sở pháp lý, tham khảo kinh nghiệm của Braxin và Colombia - những nước có Quỹ phát triển cho ngành cà phê - sớm ban hành thành lập Quỹ để phát triển ngành hàng cà phê bền vững.

Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Song đội ngũ doanh nghiệp và các thương gia tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này chưa đạt trình độ quốc tế nên còn thua thiệt so với các nước khác. Cần có chương trình đào tạo nâng cao ngoại ngữ nghiệp vụ kinh doanh, quản lý rủi ro thị trường tương lai và nghiệp vụ chế biến.

Lương Văn Tự/http://congthuong.vn

 

 


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập352
  • Máy chủ tìm kiếm35
  • Khách viếng thăm317
  • Hôm nay31,366
  • Tháng hiện tại1,274,636
  • Tổng lượt truy cập88,629,706
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây