Học tập đạo đức HCM

Triển khai thí điểm 6 mô hình xã an toàn với thiên tai

Thứ sáu - 03/08/2018 04:12
Để phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai tại chỗ, với việc xây dựng những mô hình thí điểm “Xã an toàn với thiên tai trong xây dựng nông thôn mới”, sẽ góp phần giúp các địa phương, nhất là các xã vùng sâu, vùng xa, các xã nghèo và đặc biệt khó khăn, nhanh chóng ứng phó hiệu quả với thiên tai, giảm đến mức thấp nhất những thiệt hại cho người dân.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã làm thay đổi diện mạo, đời sống kinh tế, xã hội ở khu vực nông thôn Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều xã NTM vừa được công nhận chỉ sau một trận lũ, cơn bão đã bị phá hủy, thậm chí xóa sổ. Theo số liệu của Ban Chỉ đạo TW về phòng chống thiên tai, trong 10 năm gần đây, mỗi năm thiên tai làm trên 300 người chết và mất tích; thiệt hại kinh tế trung bình khoảng hơn 17.000 tỷ đồng (tương đương 876 triệu USD) và có xu thế ngày càng gia tăng. Chỉ riêng năm 2017, thiên tai đã làm 385 người chết và mất tích, 654 người bị thương; 8.16 nhà bị đổ, sập, trôi; 562.000 nhà bị ngập, hư hại, tốc mái… ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng, môi trường sinh thái và hủy hoại thành quả xây dựng NTM tại nhiều địa phương. Do vậy, việc xây dựng xã an toàn về phòng chống thiên tai (PCTT) là cần thiết và cấp bách, nhằm đảm bảo tính bền vững cũng như giữ vững thành quả đạt được của địa phương trong phong trào xây dựng NTM.

Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 đã đưa ra tiêu chí 3.2 với nội dung về “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về PCTT tại chỗ”. Một xã bảo đảm đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về PCTT tại chỗ trong xây dựng nông thôn mới, phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu: Có tổ chức bộ máy thực hiện công tác PCTT được thành lập và kiện toàn theo quy định của pháp luật, có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu trong công tác PCTT tại địa phương. Các hoạt động PCTT được triển khai chủ động và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu dân sinh. Có cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu PCTT tại chỗ. Tuy nhiên, nhiều địa phương còn coi trọng về mặt hình thức, chưa thật sự chú trọng tới việc đào tạo, nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của chính địa phương trong công tác PCTT cho nên hằng năm cả nước vẫn tiếp tục phải gánh chịu nhiều thiệt hại về người và tài sản.

Nhằm hiện thực hóa các nội dung của tiêu chí 3.2 trên thực tế, Cục Ứng phó và Khắc phục hậu quả thiên tai triển khai Dự án thí điểm “Xã an toàn về phòng chống thiên tai ” tại 06 tỉnh, thành phố trên cả nước từ tháng 4/2018 đến tháng 6/2020. Đây là những địa phương đại diện cho các phân vùng thiên tai, gồm: Lào Cai đại diện cho vùng Tây Bắc; Hải Dương đại diện cho vùng đồng bằng sông Hồng; khu vực Bắc Trung Bộ có Nghệ An; vùng duyên hải miền Trung và Nam Trung Bộ là Đà Nẵng; mặt khác Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung ương cho nên đại diện cả vùng đô thị lớn, tập trung; tỉnh Đắc Lắc đại diện cho vùng Tây Nguyên; Đồng Tháp đại diện cho vùng Tây Nam Bộ.

Việc xây dựng xã an toàn về phòng chống thiên tai là cần thiết và cấp bách để bảo vệ thành quả xây dựng NTM
Việc xây dựng xã an toàn về phòng chống thiên tai là cần thiết và cấp bách để bảo vệ thành quả xây dựng NTM

Theo đó, dự án sẽ triển khai các hoạt động chính bao gồm: thiết kế mô hình “Xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ” trong xây dựng NTM phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Đào tạo, tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực phòng chống thiên tai cho địa phương….

Ông Nguyễn Đức Quang - Cục trưởng Cục Ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, cho biết, trong quá trình triển khai dự án sẽ bổ sung và làm rõ những vấn đề còn vướng mắc khi triển khai tiêu chí 3.2 trong thực tế.

“Khi dự án được triển khai thì các quy định như tổ chức bộ máy ra sao, nguồn nhân lực bao gồm những ai, phương án ứng phó như thế nào… sẽ được hiện hữu, cụ thể hóa và trở thành kế hoạch mẫu để các địa phương học hỏi kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai, tăng giảm điều chỉnh cho phù hợp.” - ông Nguyễn Đức Quang cho biết.

Sau khi các mô hình thí điểm “Xã an toàn với thiên tai” được triển khai thành công, các cơ quan chức năng sẽ tổ chức tổng kết, biên tập tài liệu hướng dẫn để các địa phương áp dụng trên địa bàn cả nước, góp phần xây dựng một xã hội bền vững trước thiên tai.

Theo Lan Anh/bbaotainguyenmoitruong.vn

 Tags: thiên tai

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập392
  • Hôm nay37,008
  • Tháng hiện tại222,438
  • Tổng lượt truy cập90,285,831
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây