Học tập đạo đức HCM

Nâng chất trong xây dựng nông thôn mới tại TPHCM

Thứ năm - 21/09/2017 20:46
Ngày 21-9, Khối thi đua 5 tổ chức hội nghị chuyên đề “Cả thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Thời gian qua, phong trào thi đua “Cả nước xây dựng nông thôn mới” huy động đông đảo cá nhân, doanh nghiệp, cơ quan tham gia, đóng góp. Nhiều hoạt động thiết thực, có tính lan tỏa như: xây, sửa cầu đường, xây nhà, xóa nhà tạm, nhà dột nát, hiến đất làm đường…
Đến cuối năm 2016, TPHCM xóa 2.730 căn nhà tạm, dột nát tại các xã xây dựng nông thôn mới thuộc 5 huyện ngoại thành. Tổng kinh phí hỗ trợ gần 105 tỷ đồng.
Giai đoạn 2016 - 2020, TPHCM đầu tư hơn 40.600 tỷ đồng nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới khu vực ngoại thành. Trong đó, khoảng 60% số vốn trên do TP huy động từ cộng đồng, doanh nghiệp, tín dụng. Như vậy, TP ước tính đầu tư khoảng 726 tỷ đồng tại mỗi xã.
Như cả nước, TPHCM nỗ lực thực hiện mọi giải pháp nâng cao chất lượng tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới như: hỗ trợ khoa học công nghệ, hoàn thiện kết cấu hạ tầng nông thôn...
Theo lộ trình, đến năm 2018, 30 xã thuộc TPHCM sẽ đạt chuẩn nông thôn mới; năm 2019, TP có 26 xã và 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. TP phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành xây dựng nông thôn mới ở 5 huyện ngoại thành. 
Tại hội nghị, không ít đại biểu khẳng định xây dựng nông thôn mới là một tiến trình, đòi hỏi tính liên tục với sự nâng chất không ngừng các tiêu chí. Thế nhưng, không ít cá nhân, tổ chức ngộ nhận nông thôn mới là một danh hiệu. Vì thế, họ cố gắng bằng nhiều cách để nhận danh hiệu về nông thôn mới. Từ đó, nhiều ý kiến tham luận cho rằng, TPHCM không thể “chạy nước rút” nhằm đạt kế hoạch hay thực hiện, hưởng ứng theo kiểu “phong trào” mà cần đi vào chất lượng tất cả tiêu chí về nông thôn mới.
Quá trình xây dựng có thể chậm nhưng phải chắc; đồng thời hướng đến phát triển bền vững. Tóm lại, mọi nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới đều xuất phát từ mục tiêu nâng cao chất lượng đời sống, thu nhập người dân. Chính vì thế, chỉ số hài lòng của người dân là thước đo giá trị nhất khi nói về nông thôn mới. 
Khối thi đua 5 gồm: Đài Truyền hình (HTV) TP, Đài Phát thanh TP, Báo Sài Gòn Giải phóng, Nhà xuất bản Tổng hợp TP và 3 đơn vị chuyên môn đặc thù, gồm: Lực lượng Thanh niên xung phong, Viện Nghiên cứu và Phát triển, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TPHCM. 
Theo: Kỳ Lâm/sggp.org.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập513
  • Hôm nay42,347
  • Tháng hiện tại92,645
  • Tổng lượt truy cập88,770,979
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây