Học tập đạo đức HCM

Nét mới trong đánh giá, chấm điểm nông thôn mới

Thứ sáu - 22/12/2017 02:04
Tổ công tác giúp việc Hội đồng thẩm định địa phương đạt chuẩn nông thôn mới thành phố đang tiến hành thẩm tra, đánh giá, chấm điểm các xã đăng ký hoàn thành xây dựng nông thôn mới năm 2017.
Đây là năm đầu tiên Hà Nội triển khai đánh giá, chấm điểm theo tiêu chí mới. Nhiều nội dung được đặt ra cao, cụ thể hơn trong từng lĩnh vực so với bộ tiêu chí cũ (giai đoạn 2011-2015) nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
 

 

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại bảo đảm vệ sinh môi trường là một trong những chỉ tiêu mới để chấm điểm. Ảnh: Sơn Hà

Tăng thêm 10 chỉ tiêu đánh giá

Theo bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 tại Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-12-2016: Bên cạnh việc giữ nguyên 19 tiêu chí, thì tăng thêm 10 chỉ tiêu (từ 39 lên 49 chỉ tiêu) so với bộ tiêu chí cũ và nội dung các tiêu chí cũng có sự điều chỉnh.

Đáng chú ý, tiêu chí môi trường tăng thêm 3 chỉ tiêu so với tiêu chí cũ gồm: Tỷ lệ hộ gia đình có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh bảo đảm ba sạch; tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường; 100% hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm. Như vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm được tính đến từng hộ dân. Có nghĩa là, chỉ một hộ sản xuất, kinh doanh chưa tốt sẽ ảnh hưởng lớn đến phong trào của cả xã.

Cũng lần đầu tiên đánh giá công nhận nông thôn mới, tiêu chí số 18 về hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật có thêm chỉ tiêu: Bảo đảm bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ, hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực gia đình và đời sống xã hội; bảo đảm các điều kiện: Có ít nhất một nữ lãnh đạo chủ chốt ở cấp xã; có một mô hình địa chỉ tin cậy nhà tạm lánh cho các nạn nhân bị bạo lực giới và bạo lực gia đình tại cộng đồng đạt chuẩn… 

Ngoài đánh giá chấm điểm nông thôn mới theo bộ tiêu chí, đối với các xã công nhận nông thôn mới còn áp dụng thêm nội dung không để nợ xây dựng cơ bản và chỉ số hài lòng của người dân trong xây dựng nông thôn mới. Điều đó cho thấy, để đạt xã nông thôn mới, các địa phương phải phấn đấu toàn diện về mọi mặt…

Không chạy theo thành tích

Theo Chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ Doãn Trung Tuấn, vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn đề “nóng”, liên quan trực tiếp đến đời sống dân sinh. Theo bộ tiêu chí mới, thực hiện tiêu chí môi trường sẽ rất khó nhưng đây là việc cần thực hiện quyết liệt để tạo sự chuyển biến. Huyện Phúc Thọ đã phát động cuộc vận động “ba sạch” (Nước sạch, môi trường sạch và nông nghiệp sạch giai đoạn 2017-2020) nhằm tạo sự chuyển biến lớn, góp phần nâng cao đời sống người dân. Năm 2017, huyện Phúc Thọ phấn đấu 2 xã cuối cùng hoàn thành nông thôn mới, nâng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 100%. Còn Bí thư Huyện ủy Quốc Oai Nguyễn Văn Thọ cho biết, năm 2017, Quốc Oai đặt mục tiêu có thêm 4 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, nâng lên 100% số xã đạt chuẩn và phấn đấu đến hết năm 2018 đạt đủ tiêu chí huyện nông thôn mới. 

Phó Chánh Văn phòng Điều phối nông thôn mới Hà Nội Lê Thiết Cương nhận định, hướng dẫn, chấm điểm nông thôn mới đặt ra yêu cầu, đòi hỏi khá cao. Bởi vậy, công việc xây dựng nông thôn mới cần duy trì thường xuyên, liên tục, kể cả xã đã đạt chuẩn. 

Kết quả đánh giá, chấm điểm nông thôn mới tại các địa phương đến nay cho thấy, việc đánh giá các tiêu chí của Hà Nội theo đúng tinh thần khách quan, đúng thực trạng, không chạy theo thành tích. Quá trình đánh giá tại một số xã như: Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Mỹ Thành (huyện Mỹ Đức)... cho thấy, nhiều tiêu chí vẫn đang thực hiện dang dở, Tổ công tác đã yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện và trình UBND TP Hà Nội xem xét chấm điểm trong thời gian tới.

Ông Cương cho biết thêm, để bảo đảm tính liên tục của xã nông thôn mới, công tác đánh giá, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới sẽ được tiến hành thường xuyên, liên tục. Sau khi xã đạt chuẩn nông thôn mới theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17-10-2016 của Thủ tướng Chính phủ, tiếp tục xây dựng nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu chứ không phải là công nhận vĩnh viễn. Quá trình chấm điểm, không chạy theo thành tích, kể cả các xã đã đạt tiêu chí vẫn phải tiếp tục nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới một cách thường xuyên, liên tục và cốt lõi của việc xây dựng nông thôn mới chính là làm thế nào để người dân phải được hưởng lợi thực sự.
 
Năm 2017, Hà Nội phấn đấu có 22 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, ngay từ đầu năm đã có 51 xã đăng ký phấn đấu hoàn thành. Đến nay các huyện, thị xã trình 44 xã đề nghị thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (giảm 7 xã so với đăng ký). Hiện tổ công tác của thành phố đang tiến hành đánh giá chấm điểm tiêu chí nông thôn mới, trong đó, một số huyện đạt kết quả cao như: Quốc Oai, Thường Tín, Ba Vì, Sóc Sơn, Chương Mỹ...
 
 
Nguyễn Mai/hanoimoi.com.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập85
  • Máy chủ tìm kiếm7
  • Khách viếng thăm78
  • Hôm nay35,523
  • Tháng hiện tại857,037
  • Tổng lượt truy cập84,833,454
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây