Học tập đạo đức HCM

Ngày làm việc thứ ba, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIV Xem xét nội dung của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2015

Thứ năm - 25/05/2017 00:00
Hôm qua, ngày 24-5, kỳ họp thứ ba, Quốc hội (QH) khóa XIV sang ngày làm việc thứ ba. Các đại biểu QH nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự (BLHS) số 100/2015/QH13.

Báo cáo của Ủy ban Thường vụ QH nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung dự án luật lần này không làm thay đổi những chính sách hình sự lớn đã được cơ quan có thẩm quyền cho ý kiến và QH khóa XIII quyết định; không dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung các đạo luật đang lùi hiệu lực thi hành cùng với BLHS năm 2015. Rà soát, sửa đổi những sai sót về kỹ thuật, những quy định chưa thật sự hợp lý về nội dung mà các cơ quan tư pháp cơ bản thống nhất cần sửa để thuận lợi cho việc thi hành. Bên cạnh đó, bổ sung một số vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn sau khi BLHS năm 2015 được thông qua để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Các đại biểu QH tán thành với Báo cáo giải trình tiếp thu về dự thảo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2015, các nội dung giải trình rõ ràng, thuyết phục và thể hiển rõ tính cầu thị, nội dung tiếp thu đầy đủ. Báo cáo giải trình tiếp thu của Ủy ban Thường vụ QH cũng tiếp tục giải trình để tạo sự đồng thuận trong QH.

Các đại biểu QH: Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh), Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận) cùng nhiều đại biểu QH khác quan tâm cho ý kiến chung quanh nội dung về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đối với một số tội danh nêu trong dự thảo luật. Đại biểu Bùi Văn Xuyền nêu ý kiến, đối với trách nhiệm hình sự của người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, nên theo phương án 2, chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự khi phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng đối với ba tội danh, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm và tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Theo đại biểu, việc xử lý hình sự trẻ em cần cân nhắc, ưu tiên xử lý bằng hình thức khác mới đem lại hiệu quả giáo dục và tính nhân văn của pháp luật. Không nên vì vài vụ án mà thay đổi cả chính sách hình sự lớn đối với trẻ em đã tồn tại và ổn định lâu dài.

Không đồng tình với việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội từ 14 đến 16 tuổi, nhiều đại biểu QH cho rằng, ở độ tuổi này, tâm sinh lý các em đang có sự thay đổi rất mạnh: thích thể hiện mình, tò mò, thiếu hiểu biết về xã hội, pháp luật... Bên cạnh đó, môi trường gia đình, nhà trường, xã hội cũng có tác động không nhỏ dẫn đến hành vi ứng xử của trẻ em. Vì vậy, xử lý hành vi vi phạm của trẻ em cần mang tính giáo dục nhiều hơn và chỉ nên truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp đối tượng cố tình phạm tội và phạm tội đặc biệt nghiêm trọng. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) khẳng định: Nếu chỉ áp dụng hình thức đơn thuần sẽ không đủ sức răn đe, việc xử lý hình sự đối với trẻ em trong độ tuổi vị thành niên là rất cần thiết để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn.

Theo đại biểu, tất cả các quy định của pháp luật đều có chức năng rất quan trọng là dự báo mang tính chất phòng ngừa; biện pháp tốt nhất để giải quyết tình trạng nêu trên là áp dụng hình thức xử phạt thông qua trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khi truy cứu trách nhiệm hình sự đối với trẻ em cần cân nhắc kỹ để đưa ra mức độ xử lý phù hợp nhằm bảo đảm tính răn đe, vừa tạo cơ hội cho các em trở thành người tốt.

Trước những quan điểm khác nhau của các đại biểu QH về nội dung này, chủ trì phiên thảo luận, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu đề nghị sẽ gửi phiếu xin ý kiến đại biểu QH, nếu đa số chọn phương án nào thì dự thảo sẽ lựa chọn theo phương án đó.

Nhiều đại biểu quan tâm cho ý kiến về nội dung Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật, đề nghị bổ sung một điều luật mới về Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp để xử lý hình sự hành vi kinh doanh đa cấp trái phép, tránh để xảy ra hậu quả rồi mới xử lý về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như một số vụ án liên quan đến kinh doanh đa cấp vừa qua. Một số ý kiến đề nghị không bổ sung quy định này. Quan điểm của Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, kinh doanh đa cấp là phương thức kinh doanh hiện đại, nếu tuân thủ đúng pháp luật thì sẽ phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, nếu kinh doanh theo phương thức đa cấp mà vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây ra hậu quả rất lớn.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng, với thiết kế như dự thảo thì chưa chắc xử lý được vì các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp được cấp phép đăng ký kinh doanh. Hơn nữa, khung hình phạt cao nhất chỉ 5 năm tù là nhẹ hơn rất nhiều so với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng in-tơ-nét hoặc thiết bị số thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản với khung hình phạt lên đến 20 năm và chung thân. Đại biểu Bạch Thị Hương Thủy (Hòa Bình) và một số đại biểu khác cho rằng, kinh doanh đa cấp trá hình thời gian qua diễn ra với thủ đoạn tinh vi, lợi dụng kẽ hở pháp luật để trục lợi, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì thế, bổ sung tội nêu trên vào luật là cần thiết. Tuy nhiên, theo một số đại biểu, trong kinh doanh theo phương thức đa cấp, người tổ chức, đứng đầu, người thiết lập mạng lưới tổ chức hoạt động kinh doanh, tất cả những người tham gia bán hàng đa cấp đều ký hợp đồng với người tổ chức, và doanh thu từ bán hàng đa cấp đều gửi về cho người tổ chức. Do vậy cần xử nghiêm người cầm đầu tổ chức, còn nếu quy định xử lý người tham gia thì phạm vi sẽ rất rộng và phức tạp.

Các đại biểu: Nguyễn Văn Chiến (TP Hà Nội), Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa), Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) quan tâm cho ý kiến về Điều 19 dự thảo luật, trong đó Khoản 3 quy định người bào chữa phải chịu trách nhiệm hình sự do không tố giác khách hàng về các tội phạm xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 389 của bộ luật này. Theo đại biểu Nguyễn Văn Chiến, luật sư bào chữa theo chế định đặc thù do Hiến pháp và Luật Luật sư quy định, khác với bào chữa viên là người khác không chịu sự điều chỉnh của Luật Luật sư và các quy tắc đạo đức luật sư Việt Nam. Đề nghị cơ quan trình dự thảo luật nên có con số thống kê về kinh nghiệm quốc tế để QH tham khảo, giới luật sư và cử tri cả nước được biết. Chia sẻ ý kiến của một số đại biểu, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, việc luật sư lại đi tố giác thân chủ là trái với lương tâm và đạo đức nghề nghiệp, phản bội niềm tin của bị can, bị cáo, trái với thiên chức của luật sư là gỡ tội. Theo đại biểu, quy định này có thể ảnh hưởng môi trường đầu tư, kinh doanh của Việt Nam, ảnh hưởng quá trình hội nhập...

Tại phiên họp, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long đã báo cáo bổ sung, làm rõ một số thông tin, nội dung được các đại biểu QH quan tâm, và cho biết sẽ tiếp tục tiếp thu, nghiên cứu nghiêm túc để tham mưu cho Chính phủ, Ủy ban Thường vụ QH hoàn chỉnh báo cáo thời gian tới.

* Chiều cùng ngày, các đại biểu QH Việt Nam đã nhiệt liệt chào mừng Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cu-ba do đồng chí Hô-xê Ra-môn Ba-la-ghe, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư làm Trưởng đoàn, đang có chuyến thăm, làm việc và dự Hội thảo lý luận lần thứ ba giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Cu-ba tại Việt Nam đến dự thính phiên họp toàn thể của QH Việt Nam.

Nếu không thực hiện Điều 19 Bộ luật Hình sự thì luật sư có thể phạm tội hình sự. Nếu thực hiện Điều 19, tố giác thân chủ, luật sư có thể bị thân chủ tố ngược là vu khống. Trớ trêu thay, quy định này còn đẩy luật sư từ chỗ đang thực thi nhiệm vụ bào chữa cho thân chủ theo đúng quy định của pháp luật, bỗng dưng lại trở thành người bị tình nghi phạm tội...

Đại biểu NGUYỄN VĂN CHIẾN (TP Hà Nội)

Về quan điểm cá nhân, tôi lựa chọn phương án là đối với các cháu đang ở độ tuổi học sinh lớp 8, lớp 9 thì chỉ xử lý về hình sự khi các cháu phạm vào loại tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng như truyền thống xử lý của chúng ta suốt từ năm 1945 cho tới nay.

Đại biểu NGUYỄN THỊ THỦY (Bắc Cạn)

Bộ luật Hình sự năm 2015 có 280 điều và 367 khoản quy định về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Lẽ ra, theo Bộ luật Hình sự năm 1999 thì những người này phải bị xử lý hình sự. Nhưng theo quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì chỉ xử lý hình sự 28 tội, chúng ta tha bổng 252 tội; xử lý được 74 khoản, tha bổng 293 khoản. Do đó, tính răn đe, phòng ngừa tội phạm của người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị giảm sút rất nhiều...

Đại biểu NGUYỄN HỮU CẦU (Nghệ An)

 

 

 

PV và TTXVN

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập532
  • Hôm nay54,726
  • Tháng hiện tại189,021
  • Tổng lượt truy cập88,867,355
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây