Học tập đạo đức HCM

Sóc Sơn đổi thay từ “cú hích” dồn điền đổi thửa

Thứ năm - 25/05/2017 20:13
Lấy nông nghiệp làm gốc, phát triển theo hướng hàng hóa, sạch, an toàn, ưu tiên cho những cây, con đặc sản… là những định hướng của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhờ hướng đi đúng này, Sóc Sơn đã gặt hái được nhiều thành công.

“Dỡ bỏ” những trở ngại cho sản xuất

Sóc Sơn là huyện ngoại thành của Hà Nội, địa hình chủ yếu là đồi gò, đồng ruộng bậc thang không bằng phẳng nên việc phát triển kinh tế, đặc biệt là khi huyện bước vào xây dựng NTM gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, huyện đã xác định việc dồn điền đổi thửa (DĐĐT) vừa là nhiệm vụ, vừa là yếu tố then chốt để tạo đột phá trong nông nghiệp.

 soc son doi thay tu “cu hich” don dien doi thua hinh anh 1

Gà đồi Sóc Sơn đã trở thành một thương hiệu được nhiều người tiêu dùng lựa chọn và là con làm giàu của người dân nơi đây. Ảnh: V.T

Mục tiêu của huyện đặt ra là từ nay đến năm 2020 huyện sẽ về đích NTM, thu nhập bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/năm. Hoàn thiện các hệ thống cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất tinh thần của người dân không người được nâng cao”.

Ông Phạm Xuân Phương –
Bí thư Huyện uỷ Sóc Sơn

 

 

Ông Phạm Xuân Phương – Bí thư Huyện ủy Sóc Sơn cho biết, Chương trình xây dựng NTM đã được lãnh đạo huyện xem như một “cú hích”, bước đột phá trong sự phát triển chung của huyện.  “Đặc điểm đồng ruộng của Sóc Sơn rất manh mún, nhiều gia đình có tới hơn 10 thửa ruộng, mỗi thửa ruộng lại nằm trên một cánh đồng, thậm chí nhiều thửa  chưa đầy 100m2. Trước tình hình ấy, huyện đã chọn DĐĐT là khâu đột phá để dỡ bỏ những trở ngại, khó khăn trong phát triển nông nghiệp và hình thành những vùng chuyên canh như bây giờ” – ông Phương cho biết.

Chủ trương của huyện là dồn đổi ô nhỏ thành ô to và chia đều sao cho các hộ có đủ ruộng cao - thấp, tốt - xấu, gần - xa. Tuy nhiên, khi triển khai huyện đã gặp phải không ít khó khăn, do những hộ có ruộng tốt không muốn chuyển sang cánh đồng xấu. Huyện đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trực tiếp họp, đối thoại với người dân; vận dụng linh hoạt công tác dân vận khi đưa các tổ chức, người có uy tín trong làng, xã, dòng họ vào để tuyên truyền vận động gia đình.

Nhờ đó, từ chỗ dân hiểu, dân tin, đến chỗ hưởng ứng, trực tiếp tham gia bàn bạc, hiến kế, góp công, góp của cho xây dựng NTM. Đến nay, toàn huyện đã thực hiện DĐĐT được gần 11.000ha, vượt kế hoạch TP.Hà Nội giao. Số diện tích dôi dư là 965ha được bổ sung vào quỹ đất công, phục vụ công tác quy hoạch cơ sở hạ tầng, xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương...

Thu nhập tăng gấp đôi

Nếu năm 2010, khi bắt tay vào xây dựng NTM thu nhập bình quân đầu người của người dân Sóc Sơn là 18 triệu đồng/người/năm, thì nay đã tăng lên 35 triệu đồng/người/năm. 100% hộ không còn nhà dột nát, tạm bợ. Huyện đã có 16/25 xã về đích NTM, đời sống nông dân không ngừng được nâng cao. Giá trị sản xuất trên 1ha canh tác đạt 135 triệu đồng/năm, tăng 60 triệu đồng/ha so với năm 2010.

Điều đáng mừng là nhận thức về làm nông nghiệp hàng hóa, sinh thái của người dân đã thay đổi rõ rệt. Nhiều sản phẩm có thương hiệu như rau hữu cơ, chè an toàn Bắc Sơn, bưởi sạch Sóc Sơn đã được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng và thị trường ngày càng được mở rộng.

Trong giai đoạn 2016 - 2020, huyện Sóc Sơn sẽ tiếp tục tổ chức sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung, từng bước hiện đại hóa, đến năm 2020 ổn định diện tích lúa 17.000 - 18.000ha, cơ cấu giống lúa chất lượng cao chiếm tỷ lệ từ 70 - 75%. Đẩy mạnh phát triển các vùng rau, cây ăn quả có quy mô hàng hóa như: Vùng sản xuất bưởi 250ha; vùng sản xuất chè an toàn và VietGAP 200ha, hoa nhài 148ha, phấn đấu đến năm 2020 tăng thêm 400 - 500ha canh tác đa dạng về chủng loại sản phẩm, trong đó ưu tiên phát triển rau hữu cơ, rau an toàn; mở rộng, phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu. Hình thành thêm các chuỗi trong liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

Cùng với trồng trọt, huyện cũng đang chú trọng phát triển đàn bò dự kiến đến năm 2020 đạt 31.000 con, tỷ lệ Sind hóa đạt trên 98%; tổng đàn gia cầm đạt 2,1 - 2,2 triệu con/năm; hình thành các vùng chăn nuôi tập trung, nhất là vùng chăn nuôi gà đồi. 

Theo VIệt Tùng/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập165
  • Hôm nay26,581
  • Tháng hiện tại219,674
  • Tổng lượt truy cập92,597,338
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây