Học tập đạo đức HCM

Nghịch lý trong sản xuất nông nghiệp ở Bạc Liêu

Chủ nhật - 09/09/2012 09:18
Đã hơn 10 năm thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển một phần diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang mô hình sản xuất xen canh lúa- tôm, nhưng đến nay nông dân Bạc Liêu vẫn còn loay hoay lo chạy giống, thiếu nước ngay cả trên vựa lúa, lo thiếu nước giữa mùa mưa.



Theo lịch thời vụ, trong tháng 9 này Bạc Liêu xuống giống dứt điểm 100% diện tích lúa trên đất nuôi tôm. Nhưng hiện nay, nơi đủ nước ngọt để gieo cấy lúa thì nông dân chạy đôn chạy đáo tìm lúa giống, nơi có giống thì lại thiếu nước ngọt, độ mặn còn quá cao, cây lúa không thể sống được. Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm qua, nhưng ngành nông nghiệp tỉnh này chưa tìm ra giải pháp tháo gỡ. Hậu quả là nhà nông phải tự tìm giống, tìm nước mà duy trì sản xuất.

Qua tìm hiểu được biết, mặc dù là địa phương có diện tích sản xuất lúa trên đất nuôi tôm lớn nhất so với các tỉnh, thành phố trên cả nước, nhưng nguồn lúa giống để gieo cấy hợp với lịch thời vụ thì lại thiếu trầm trọng. Nhiều năm qua, nông dân Bạc Liêu gieo cấy một loại giống duy nhất là lúa Một bụi đỏ, nhưng loại lúa này có thời gian sinh trưởng quá dài, nên khi mùa mưa kết thúc sớm là nông dân gặp khó khăn, có nơi thiệt hại trắng, thua lỗ nặng.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành nông nghiệp, qua thực tế cho thấy, sản xuất xen canh theo mô hình lúa - tôm được đánh giá là mô hình canh tác bền vững. Bởi, khi trồng một vụ lúa trên đất nuôi tôm, tạo thêm màu mỡ phì nhiêu đất, sau đó nuôi lại vụ tôm, tôm mau lớn, ít xảy ra dịch bệnh so với vùng nuôi chuyên canh tôm. 

Với ưu thế đó, từ khi thực hiện chủ trương chuyển dịch đến nay, nông dân tỉnh này luôn duy trì sản xuất theo mô hình trên. Tuy nhiên, nhà nông sản xuất luôn phải đánh đổi “năm ăn năm thua” với ông trời.

Điều đáng nói ở đây, để tìm ra một bộ lúa giống chịu mặn, phù hợp với thời tiết, thổ nhưỡng, thời gian sinh trưởng hợp, không chỉ khó mà còn đòi hỏi có kinh phí, những con người tâm huyết. Tuy thời gian qua, ngành chức năng tỉnh này chủ động hợp tác với Trường Đại học Cần Thơ, Viện lúa đồng bằng sông Cửu Long, cho nhân giống, lai tạo một vài loại giống chịu mặn như lúa Sỏi, gạo một bụi hồng, một bụi đỏ… nhưng chưa thể sản xuất đại trà vì còn nhiều hạn chế. 

Điều mà nhà nông chưa hài lòng, để lai tạo được một loại lúa giống gieo cấy đại trà ra diện rộng, không thể một sớm một chiều có được, nhưng việc đầu tư xây dựng hệ thống kênh thủy lợi nội đồng đồng bộ, khép kín cho sản xuất lúa – tôm là điều làm được trong tầm tay, thì địa phương chưa thực sự quan tâm. Lâu nay, nông dân tỉnh này sản xuất mà cứ canh cánh, thấp nhỏm nỗi lo thiếu nước, cả nước mặn lẫn nước ngọt, cả cây lúa lẫn con tôm.

Ông Phan Minh Quang, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bạc Liêu, cho biết, thấu hiểu được nỗi khó khăn này, vụ lúa - tôm năm nay, ngành đã hỗ trợ nông dân 12 tấn lúa giống chịu mặn để làm thử nghiệm thông qua tài trợ của dự án GIZ. Đó là 2 giống ngắn ngày OM 6677 và OM 5629. 

Theo đánh giá của Ban quản lý Dự án GIZ Bạc Liêu, hai giống chịu mặn được 5 phần nghìn trong suốt quá trình sinh trưởng, năng suất đạt từ 5 - 6 tấn/ha (nếu thâm canh tốt có thể đạt 7 - 7,5 tấn /ha). Tuy nhiên, số lúa này gieo cấy khoảng 100ha, quá ít so với diện tích lúa- tôm của toàn tỉnh.

Theo kế hoạch, vụ lúa trên đất nuôi tôm năm nay, toàn tỉnh sẽ xuống giống 29.000ha, xấp xỉ 50% tổng diện tích chuyên lúa của địa phương. Vụ lúa này tạo ra sản lượng bình quân hàng năm khoảng 140.000 tấn lúa đặc sản có một không hai ở tỉnh này. 

Vì sản xuất trên đất nuôi tôm tuyệt đối không sử dung thuốc hóa học, ít sử dụng phân bón, chủ yếu diệt sâu bọ bằng phương pháp IPM, bẫy đèn, các biện pháp dân gian… 

Do đó, đây là vụ lúa có tầm quan trọng không kém so với bất kỳ vụ lúa nào trong năm. Tuy nhiên, đến thời điểm này - theo lịch thời vụ là lúc nhà nông phải đồng loạt xuống giống, nhưng hiện nay trên các cánh đồng thiếu nước ngọt trầm trọng, nhiều nơi độ mặn trên đồng, kênh rạch còn từ 3,5- 7 phần nghìn, nơi đủ nước thì thiếu giống nên không thể xuống giống được. 

Nếu tình trạng này còn diễn ra trong những ngày tới, thì nhiều khả năng năm nay nhiều nơi trong tỉnh không gieo cấy được lúa trên đất nuôi tôm.

Trong quy hoạch phát triển, nông nghiệp có vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Tuy nhiên, với những khó khăn chủ quan, khách quan còn tồn tại nhiều năm qua, thì bao giờ nông dân vùng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở tỉnh này mới thoát khỏi tình trạng sản xuất mang tính đối phó, để ngành nông nghiệp Bạc Liêu phát triển bền vững?

Huỳnh Sử

Theo baotintuc.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập190
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm181
  • Hôm nay14,626
  • Tháng hiện tại328,316
  • Tổng lượt truy cập90,391,709
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây