Học tập đạo đức HCM

Nhiều địa phương đẩy mạnh phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó BĐKH

Thứ sáu - 10/06/2016 05:47
Nam Trung Bộ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, Bạc Liêu khuyến khích mô hình kết hợp lúa-tôm, Gia Lai tái canh hơn 14.000 ha cà phê… là các giải pháp mà một số tỉnh thực hiện để phát triển nông nghiệp bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.
Mô hình nuôi chim yến trong nhà ti Khánh Hòa
Nam Trung Bộ phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa

Theo Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), vùng Nam Trung Bộ có lợi thế trong việc chăn nuôi những vật nuôi chịu hạn tốt như cừu, dê, đà điểu… Tuy nhiên, hạn hán từ năm 2014 đến nay đã khiến nhiều gia súc, gia cầm bị chết, năng suất giảm, người chăn nuôi phải bỏ thêm chi phí để chăm sóc vật nuôi trong điều kiện nắng nóng kéo dài.

Tái cơ cấu ngành chăn nuôi thích ứng với hạn hán là rất cần thiết, nhưng với việc đang gặp khó khăn trong tìm nguồn thức ăn, liên kết sản xuất và đầu ra cho sản phẩm, nên các địa phương cần tập trung phát triển những vật nuôi truyền thống vốn là thế mạnh theo hướng sản xuất hàng hóa. Chẳng hạn, Khánh Hòa chăn nuôi đà điểu, nuôi chim yến trong nhà; Ninh Thuận nuôi dê, cừu...

Trong điều kiện hạn hán kéo dài thì việc quan trọng nhất là duy trì được nguồn thức ăn, nước uống cho vật nuôi. Vì vậy, vùng Nam Trung Bộ cần trồng giống cỏ, cây thức ăn chịu hạn, đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nguồn phụ phẩm từ nông nghiệp nhằm tạo nguồn thức ăn cho đàn gia súc, song song với đó là thực hiện việc tích trữ nước.

Bạc Liêu khuyến khích mô hình kết hợp lúa-tôm

Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu đang hướng dẫn nông dân các địa phương trong tỉnh tùy theo đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng của từng vùng để bố trí vật nuôi, cây trồng cho phù hợp, thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

Để bảo đảm cho vụ mùa sản xuất đạt hiệu quả cao, ngành nông nghiệp hướng dẫn các địa phương vùng ngọt thực hiện các giải pháp như đẩy mạnh ký hợp đồng liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm giữa nông dân với các doanh nghiệp, khuyến cáo nông dân sử dụng bộ giống chủ lực đạt chuẩn xuất khẩu.

Về sản xuất rau màu, đề nghị nông dân đẩy mạnh đưa rau màu xuống ruộng theo mô hình xen canh, luân canh lúa-màu, chuyên màu trên ruộng nhằm nâng cao thu nhập.

Đồng thời bố trí sản xuất từ 2 vụ lên 3 vụ đối với mô hình lúa-màu, chuyên màu, nuôi cá ao đìa để phát huy tối đa hiệu quả từ các trạm bơm nước.

Ngành cũng đề nghị các xã, thị trấn chăm sóc tốt tôm nuôi vụ 2 và vụ 3, phát động nông dân trồng màu trên bờ liếp vuông tôm. Khuyến khích nông dân thực hiện mô hình nuôi kết hợp lúa-tôm, tôm càng xanh-lúa, tôm-cua, tôm-cá hoặc tôm-cua-cá; không khuyến khích hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp.

 

Mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa ngày càng bền vững về năng suất

Gia Lai tái canh hơn 14.000 ha cà phê trong giai đoạn 2015-2020

Theo quyết định của tỉnh Gia Lai, giai đoạn 2015-2020, ngành NN&PTNT của tỉnh phải tái canh hơn 14.000 ha cà phê, trong đó, tái canh và ghép cải tạo cà phê trong nhân dân hơn 13.000 ha, các công ty cà phê trên địa bàn tỉnh trồng tái canh 1.600 ha.

Từ năm 2012 đến nay, tỉnh Gia Lai đã tái canh được trên 3.600 ha cà phê già cỗi, năng suất thấp; trong đó diện tích cà phê tái canh trong nông hộ đạt gần 2.800 ha, các doanh nghiệp tái canh trên 850 ha.

Hiện Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây hồ tiêu của tỉnh đã chuẩn bị sẵn sàng 2 vườn nhân chồi cà phê có thể cung cấp khoảng 3 triệu cây giống và 500.000 chồi giống mỗi năm.

Hệ thống ngân hàng trên địa bàn tỉnh cũng đã phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp và các địa phương tích cực triển khai các biện pháp tháo gỡ khó khăn để nhân dân và các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tạo thuận lợi trong việc tái canh cà phê.

Hiện nay, tỉnh Gia Lai có khoảng hơn 93.000 ha cà phê, trong đó có hơn 18.500 ha già cỗi, năng suất thấp cần tái canh và ghép cải tạo.

Ninh Thuận khẩn trương gieo cấy vụ Hè Thu

Sở NN&PTNT tỉnh Ninh Thuận cho hay, cuối tháng 5 và đầu tháng 6, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện vài cơn mưa, đặc biệt là ở thượng nguồn. Tuy lượng mưa không lớn nhưng cũng đã tạo thuận lợi cho bà con vùng hạ lưu bước vào sản xuất.

Tuy nhiên, để tránh thiệt hại cho sản xuất, Sở khuyến cáo nông dân chỉ gieo trồng các loại hoa màu ngắn ngày, tưới ít nước và cho thu hoạch nhanh để đề phòng không có mưa, sông Dinh lại cạn nước và bị nước biển tiếp tục xâm nhập.

Để người dân khỏi lo lắng nước tưới, về lâu dài, việc xây dựng đập hạ lưu sông Dinh cũng đang được tỉnh Ninh Thuận đốc thúc triển khai thực hiện để tích nước, nhằm ngăn chặn xâm nhập mặn, gây ảnh hưởng đến sản xuất của vùng đất hai bờ sông Dinh.

Đồng thời, tỉnh cũng tạo hồ chứa nước ngọt có dung tích khoảng 4 triệu m3 để cung cấp nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho người dân một cách bền vững.

Theo: chinhphu.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay40,149
  • Tháng hiện tại182,165
  • Tổng lượt truy cập90,245,558
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây