Khi Việt Nam gia nhập Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhiều loại thuế xuất nhập khẩu sẽ về 0%, điều này sẽ tạo thuận lợi cho nhiều mặt hàng nông sản như cao su, chế biến gỗ, cà phê, ca cao, điều, tiêu, gạo, rau quả tươi thâm nhập thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên, để tận dụng được cơ hội xuất khẩu nông sản vào các nước TPP, thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước đến từ việc đảm bảo chất lượng khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe của thị trường. Hiện nay, chất lượng và tỷ trọng chế biến trong nông sản Việt còn thấp. Nhiều sản phẩm rau quả, thủy sản tươi sống của Việt Nam vẫn chưa tiếp cận được các thị trường lớn trong TPP như Nhật Bản, Mỹ vì vấn đề an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, phần lớn các sản phẩm nông sản của Việt Nam ở dạng thô, tươi sống, đông lạnh hoặc phơi khô, thiếu các công nghệ tạo ra giá trị gia tăng. Bảo quản công nghệ sau thu hoạch còn yếu và thiếu.
Ông Nguyễn Văn Ngoan, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Tổ chức giáo dục Hoa Kỳ (IAE) trong vai trò CEO của tình huống này. |
Nhiều doanh nghiệp đã thấy rõ điểm yếu của mình và muốn tận dụng cơ hội trước khi TPP có hiệu lực năm 2018 để thay đổi chiến lược kinh doanh. Thế nhưng, thay đổi chiến lược kinh doanh là chuyện chưa bao giờ là dễ, nhất là đối với doanh nghiệp nhỏ, hạn chế ở nhiều góc độ. Do đó, chuyện nội bộ doanh nghiệp lúng túng xác định chiến lược kinh doanh là điều dễ hiểu. Thực trạng tại nhiều doanh nghiệp sản xuất nông sản là ví dụ.
Trong khi các cổ đông cho rằng, để sống sót trong bối cảnh cạnh tranh, doanh nghiệp nên chuyển từ sản xuất sang nhập khẩu và phân phối thực phẩm, nông sản. Vì giá thực phẩm, nông sản các nước vào Việt Nam rẻ hơn, chất lượng tốt hơn và được khách hàng ưa chuộng hơn. Tuy nhiên, CEO (cũng là một cổ đông của công ty) lại không đồng ý. Theo vị CEO này, nếu chuyển sang nhập khẩu thì toàn bộ công sức, tiền bạc đầu tư cho lĩnh vực sản xuất coi như mất hết, công ăn việc làm của người lao động sẽ không còn. Hơn nữa, thực phẩm nông sản trong nước cũng có những đặc tính, những ưu điểm riêng mà các nước khác không có.
“Thay vì sản xuất các sản phẩm giống các đối thủ, doanh nghiệp sẽ chuyển sang các sản phẩm đặc trưng, đặc sản chỉ Việt Nam mới có để cạnh tranh với các đối thủ. Sau đó, tìm cách xuất khẩu ra nước ngoài”, CEO cho biết.
“Nếu đi theo hướng của CEO thì doanh nghiệp vẫn phải đầu tư cho công nghệ kỹ thuật, quy trình sản xuất và nâng cao chất lượng. Tất cả những điều này đều vượt quá khả năng của doanh nghiệp. Chuyển hướng sang nhập khẩu là giải pháp an toàn và hiệu quả nhất”, một cổ đông cho hay.
Vấn đề khó khăn tại doanh nghiệp này đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Thực tế, nhiều công ty trong lĩnh vực nông nghiệp đang bị thách thức bởi hàng ngoại nhập, trong khi truyền thông tiêu cực về chất lượng sản phẩm nội...
Một số chuyên gia cho rằng, CEO cần xác định lại vị thế và điểm mạnh của doanh nghiệp, ưu thế của sản phẩm nội, thói quen và sự yêu thích thực phẩm tươi của người dùng. Trên 90% người tiêu dùng Việt thích thực phẩm tươi, mà việc cung cấp thực phẩm tươi thì chỉ có sản xuất trong nước và cung cấp tại chỗ mới làm được. Do vậy, để lấy lòng tin của người tiêu dùng thì phải làm ra sản phẩm chất lượng, chứng minh cho khách hàng thấy được chất lượng hơn sản phẩm ngoại. Đối sách hiệu quả là tập trung vào sản xuất, nuôi trồng và kiểm soát chất lượng, đồng thời, chọn giải pháp marketing, chiến lược kinh doanh, tổ hợp truyền thông phù hợp với ngân sách và mục tiêu mà HĐQT và Ban giám đốc mong muốn.
Bạn Thùy Minh (Hà Nội) chia sẻ, có vẻ một cổ đông đã hơi thuận theo hướng đi của CEO, tuy nhiên ý đồ của cổ đông là tập trung cho thị trường trong nước trước rồi sẽ tấn công ra nước ngoài là một giải pháp khả thi mà CEO nên cân nhắc. “Hướng sản xuất các sản phẩm mang tính chuyên biệt hóa, chất lượng cao của CEO là rất tốt, tại sao CEO không thử hướng đến việc liên kết với công ty khác, hoặc các hộ kinh doanh đang sản xuất các sản phẩm này, để tạo ra liên kết chuỗi cung ứng. Việc này sẽ tạo dựng thương hiệu mạnh tại sân nhà và tạo bàn đạp để tiến ra nước ngoài”, bạn Thùy Minh nói.
Để tìm ra phương án tối ưu cho doanh nghiệp của mình, CEO đã tìm đến hai chuyên gia của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công là ông Thái Quốc Minh, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Đầu tư tư nhân VINA - VP Capital và ông Robert Trần, Tổng giám đốc Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny Khu vực Mỹ và châu Á - Thái Bình Dương.
Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất với sự đồng hành của nhãn hàng OTIV.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã