Học tập đạo đức HCM

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả tại các xã nông thôn mới

Thứ bảy - 07/01/2017 20:21
Hậu Giang đã có 16 đơn vị được công nhận xã nông thôn mới, trong đó xuất hiện nhiều mô hình có thể giúp bà con thoát nghèo.
Trong 16 xã nông thôn mới có trên 557 tổ hợp tác được thành lập; 122 hợp tác xã với gần rên 900 mô hình làm ăn kinh tế và đem lại hiệu quả. Trong đó, số lượng mô hình đem lại nguồn thu nhập cao trên 300 triệu đồng năm chiếm khoảng 20% như chăn nuôi ba ba, nuôi gà vườn, làm vườn kết hợp nuôi cá, trông cam sành, chanh không hạt. Qua đánh giá thực tế cho thấy các mô hình này đều phát huy hiệu quả kinh tế và mang tính bền vững, từ đó tỉ lệ hộ nghèo tại các xã nông thôn mới giảm đáng kể hiện còn dưới 2%, thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt trên 33 triệu đồng/người/năm, cao hơn 2 triệu đồng so với thu nhập bình quân của tỉnh.
Hậu Giang - Thành tựu công nghiệp và thu hút đầu đầu tư 2016
HGTV - Dù những khó khăn, thách thức đan xen của nền kinh tế thị trường và sự biến động của thế giới nhưng hơn 4.000 doanh nghiệp tại Hậu Giang đã khá vững vàng, là bệ đỡ để tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế 6,6%. Theo đó, năm 2016, lĩnh vực công nghiệp đã có sự tăng tốc rất đáng ghi nhận cho thấy sức trẻ đang sinh sôi trên vùng đất nông nghiệp. 
1/. Doanh nghiệp thành lập mới tăng kỷ lục
Lần đầu tiên sau 13 năm tái lập, số lượng doanh nghiệp đăng ký mới ở Hậu Giang tăng kỷ lục. Nếu như mọi năm chỉ khoảng 300 doanh nghiệp chọn Hậu Giang làm điểm đến, thì năm 2016 con số này đã tăng 2,5 lần, với 760 doanh nghiệp, tổng số vốn đầu tư gần 1.800 tỷ đồng. Đặc biệt, trong đó có 15 dự án đầu tư có quy mô hơn 1.200 tỷ đồng. Số lượng doanh nghiệp ngày càng nảy nở đã làm bức tranh công nghiệp càng thêm sống động, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 23.000 lao động nông thôn.

2/. Gom chung 13 đầu mối thủ tục hành chính
Năm 2016, Hậu Giang cũng tập trung cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, cạnh tranh.  Theo đó, các thủ tục khởi sự kinh doanh từ 12 ngày chỉ còn 1,5 ngày. Ngoài ra, từ khi nhà đầu tư xin thành lập đến khi doanh nghiệp đi vào sản xuất, hoạt động phải thông qua 13 đầu mối tỉnh nay đều gom về một đầu mối là Ban Quản lý khu,cụm công nghiệp. Điều này cũng sẽ làm giảm sự nhũng nhiễu của cán bộ đối với doanh nghiệp.Bên cạnh đó, tỉnh đang đặt mục tiêu giảm 30% thủ tục đầu tư cho doanh nghiệp và trong 1 năm các cơ quan nhà nước chỉ được đến thanh, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần. Với những việc làm đã và đang và sắp thực hiện, Hậu Giang đang thể hiện thái độ niềm nở, rút ngắn mọi thủ tục đón nhà đầu tư.

3/. Giá trị công nghiệp tăng nhanh nhất từ trước đến nay
Chính sự ổn định trong các chính sách ưu đãi đầu tư nên nhiều doanh nghiệp hoạt động ở Hậu Giang đang trong giai đoạn “thịnh vượng”.Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 25.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, tăng 10% so với năm ngoái. Nếu doanh nghiệp khởi nghiệp đầy hứng khởi thì các doanh nghiệp chủ lực cũng bắt đầu tăng tốc rất có hiệu quả.

4/. Xuất khẩu và doanh thu dịch vụ ngoại tệ tăng tốc
Mặt hàng thuỷ sản đông lạnh lâu nay vốn là thế mạnh của sản xuất công nghiệp ở Hậu Giang, đóng góp 80% giá trị sản xuất công nghiệp, thì năm 2016 tiếp tục thể hiện sự ổn định trước thách thức thiếu nguồn nguyên liệu và sự khắt khe về quy định sản phẩm của những nước nhập khẩu. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp đạt trên 720 triệu USD. Chỉ có 4 doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng thuỷ sản nhưng đã xuất khẩu được trên 51.000 tấn, tăng 12% so với cùng kỳ, đã chứng minh cho nội lực của ngành Công nghiệp giải quyết hàng ngàn lao động này.

5/. Cải thiện PCI – Thu hút đầu tư
Với quan điểm ở đâu khó, ở đó có mặt lãnh đạo chính quyền địa phương. Trong năm qua, ngoài những chuyến thăm doanh nghiệp, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang còn tổ chức đối thoại trực tiếp với doanh nghiệp. Chính sự xông xáo này đã giúp cho chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh ở Hậu Giang trong 3 năm qua nổi lên một số chỉ số mà hiếm tỉnh thành nào có được.  Theo đó, chỉ số gia nhập thị trường dẫn đầu cả nước, trong đó số ngày chờ đợi để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rất nhanh, đứng trong Top 3 cả nước hoặc thời gian đăng ký thành lập doanh nghiệp cũng nằm trong top đầu. Tính năng động tiên phong của lãnh đạo đứng vị trí 4 trên 63 tỉnh, thành. Đây được xem là một thế mạnh ở Hậu Giang cần được phát huy, thậm chí có thể tận dụng nó để xây dựng chiến lược lâu dài, làm kiểu mẫu để truyền thông xây dựng hình ảnh cho tỉnh. 

Theo PV/ Hậu Giang TV
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Hôm nay55,449
  • Tháng hiện tại875,606
  • Tổng lượt truy cập92,049,335
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây