Học tập đạo đức HCM

Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp

Thứ bảy - 07/01/2017 01:56
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) vừa có Quyết định số 23/QĐ-BNN-TCLN ngày 4/1 về việc phê duyệt “Quy hoạch chuyển đổi loài cây trồng rừng phục vụ Đề án Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp”.
Theo đó, mục tiêu của quy hoạch nhằm định hướng cho các địa phương xác định loài cây chủ lực để trồng rừng sản xuất, đẩy mạnh việc tái cơ cấu ngành lâm nghiệp trong giai đoạn từ nay đến năm 2030.

 

Về nội dung quy hoạch, giai đoạn 2016 - 2020, xác định loài cây để trồng 639.000ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh. Trong đó, trồng rừng gỗ lớn 439.000ha, trồng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 200.000ha. Giai đoạn 2021 - 2030, xác định loài cây để trồng 1.122.000ha rừng gỗ lớn và gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh, trong đó, trồng rừng gỗ lớn 912.000ha, trồng rừng gỗ nhỏ sinh trưởng nhanh 210.000ha.

Cụ thể, giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng loài cây trồng rừng ở 8 vùng sinh thái lâm nghiệp trên phạm vi cả nước gồm 43 loài. Trong đó, cây trồng lấy gỗ 24 loài; cây lâm sản ngoài gỗ và các mục đích khác 19 loài. Bên cạnh đó, quy hoạch diện tích trồng rừng tập trung giai đoạn 2016-2020 với 439.000ha, bình quân 87.800ha/năm; giai đoạn 2026-2030, trồng rừng tập trung 571.000ha. Quy hoạch chuyển hóa rừng trồng sản xuất kinh doanh gỗ nhỏ hiện có sang kinh doanh rừng gỗ lớn, trong giai đoạn 2016-2020 là 200.000ha, bình quân 40.000ha/năm.

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, các giải pháp xác định cần rà soát quy hoạch lại hệ thống rừng giống, vườn giống, bổ sung thêm 30 nguồn giống tại 8 vùng sinh thái lâm nghiệp với tổng diện tích 2.320ha cho 23 loài. Đồng thời, đánh giá, lựa chọn, lập danh mục cơ cấu loài và giống cây trồng lâm nghiệp có năng suất cao, phù hợp với từng điều kiện lập địa, đáp ứng được yêu cầu của thị trường để đưa vào trồng rừng.

Bên cạnh đó, xây dựng và ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu gỗ lớn; xây dựng, hướng dẫn kỹ thuật chuyển hóa rừng trồng cây mọc nhanh cung cấp nguyên liệu gỗ nhỏ sang kinh doanh gỗ lớn. Về chế biến và thị trường, cơ cấu lại sản phẩm gỗ có lợi thế và mang lại giá trị cao; từng bước giảm dần xuất khẩu dăm, mảnh, đến năm 2020 còn khoảng 3 triệu tấn và giảm dần đến năm 2030. Xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa người trồng rừng với doanh nghiệp chế biến gỗ; tăng cường quảng bá sản phẩm gỗ nội địa, đồng thời xây dựng và phát triển các kênh phân phối đồ gỗ trên thị trường nội địa./.

BT
http://dangcongsan.vn/
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập678
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại801,060
  • Tổng lượt truy cập93,178,724
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây