Học tập đạo đức HCM

Nội lực của cộng đồng dân cư

Thứ tư - 20/09/2017 04:10
Toàn thành phố Hà Nội hiện có 5.197 Ban công tác Mặt trận (CTMT) với hơn 54.000 thành viên. Từ thực tiễn hoạt động, Ban CTMT ở khu dân cư đã góp phần đẩy mạnh các phong trào thi đua rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước, phát huy dân chủ và nội lực của cộng đồng dân cư…

Ban công tác Mặt trận tuyên truyền các chủ trương, chính sách đến người dân.

Vai trò được đề cao

Trong những ngày qua khi toàn thành phố nỗ lực ra quân để lập lại trật tự vỉa vè, lòng lề đường thì tại nhiều địa bàn dân cư, Ban CTMT cũng đã vận động người dân, chủ cửa hàng, cửa hiệu dỡ bỏ mái che, mái vẩy, xóa bỏ biển quảng cáo rao vặt để trả lại vẻ đẹp cho thành phố. Điển hình là Ban CTMT KDC số 4, phường Khương Thượng, quận Đống Đa đã đến từng nhà vận động tuyên truyền các hộ kinh doanh, các gia đình không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, bảo đảm vệ sinh trong nhà ngoài ngõ và xả thải đúng nơi quy định. 

Phường Trung Hòa là phường trung tâm của quận Cầu Giấy. Với đặc thù trên địa bàn phường có nhiều cơ quan, đơn vị, trường học đứng chân nhưng từ nhiều năm nay công tác bảo vệ cảnh quan, vệ sinh môi trường lại luôn được người dân thực hiện nghiêm túc; tình làng, nghĩa phố được đề cao. Thành công trên có được là nhờ sự vào cuộc tích cực của Ban CTMT và các tổ chức thành viên. 

Ông Ngô Quý Ba, Trưởng Ban CTMT KDC số 2, phường Trung Hòa cho biết: Để dân tin và làm theo, từng thành viên trong Ban CTMT đã nêu cao tinh thần gương mẫu để thực hiện các phong trào, các cuộc vận động do thành phố phát động. Ban CTMT còn vận động mọi người “Nói lời hay, làm việc tốt” nhằm chung tay xây dựng gia đình văn hóa. Nhờ vào cuộc tích cực mà đến này, KDC số 2 có gần 100% gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 100% đám cưới thực hiện nếp sống văn hóa, 100% đám tang thực hiện theo nếp sống văn minh, tiến bộ.

Không chỉ đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động,  đưa các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến gần hơn với các tầng lớp nhân dân, đội ngũ Ban CTMT còn thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể vận động người dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. 

Bà Đỗ Thị Bích, Chủ tịch UBMTTQ huyện Thạch Thất cho biết: Toàn huyện có 196 Ban CTMT ở 196 thôn. Dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của MTTQ các cấp, các Ban CTMT đã triển khai sâu rộng cuộc vận động và phát động phong trào Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới. Nhờ đó, 6 tháng đầu năm 2017 nhân dân trên địa bàn huyện đã đóng góp được hơn 1,7 tỷ đồng, hiến hơn 28.000 m2 đất, đóng góp hơn 30.000 ngày công tham gia xây dựng các công trình hạ tầng nông thôn mới.

Cần chăm lo cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Toàn thành phố hiện có 5.197 Ban CTMT với hơn 54.000 thành viên. Ông Phạm Phú Lịch, Chủ tịch UBMTTQ quận Hà Đông cho rằng, các Ban CTMT ở KDC hiện nay phải đảm nhiệm khối lượng công việc lớn, phải kiêm nhiệm nhiều chức danh, thực hiện nhiều phần việc cùng một lúc dẫn tới sự chồng chéo. 

“Trong thời gian tới, cần có chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác Mặt trận cơ sở đồng thời thường xuyên đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao trình độ để Ban CTMT đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của Mặt trận trong giai đoạn mới”, ông Lịch nhấn mạnh. 

Còn theo ông Giang Minh Hồng, Phó Chủ tịch UBMTTQ quận Nam Từ Liêm, chế độ phụ cấp của trưởng Ban CTMT hiện nay được 500.000 đồng/tháng trong khi Mặt trận lại quá nhiều việc. Số tiền phụ cấp này chưa phù hợp với nhiệm vụ của MTTQ hiện nay, nhất là khi Mặt trận thực hiện nhiều nhiệm vụ giám sát. Ông Hồng đề nghị, trong thời gian tới cần tăng hệ số phụ cấp của Trưởng Ban CTMT bằng với mức phụ cấp của Bí thư chi bộ và tổ trưởng tổ dân phố.

Đánh giá cao vai trò của Ban CTMT, ông Vũ Hồng Khanh, Chủ tịch UBMTTQ thành phố Hà Nội cho rằng, các thành viên Ban CTMT luôn hoạt động tích cực đã góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước, nội lực của cộng đồng dân cư. Thời gian tới, các cấp chính quyền cần tạo điều kiện nhiều hơn nưa để Ban CTMT hoạt động.

Tuệ Phương/ddk.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập862
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm861
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại789,142
  • Tổng lượt truy cập93,166,806
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây