Học tập đạo đức HCM

Nòng cốt thúc đẩy phong trào

Thứ hai - 15/04/2013 21:44
Kết thúc nhiệm kỳ Đại hội Nông dân thành phố lần thứ VII (2008- 2013), phong trào nông dân Hà Nội đã đạt được những kết quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các cấp Hội Nông dân (Hội ND) ngày càng khẳng định vai trò nòng cốt trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, thay đổi diện mạo nông thôn, xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Hướng mạnh hoạt động về cơ sở

Từ năm 2008 đến nay, phương thức hoạt động của Hội ND TP được Trung ương Hội ND Việt Nam, Thành ủy, HĐND, UBND TP đánh giá là có nhiều đổi mới hướng mạnh về cơ sở, tạo được những bước chuyển sâu sắc trong phong trào nông dân, đặc biệt là về các nội dung thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, giảm hộ nghèo, làm giàu chính đáng, xây dựng nông thôn mới. Công tác xây dựng và củng cố tổ chức hội có những tiến bộ rõ rệt, nhất là về nâng cao chất lượng, phát triển hội viên mới. Các chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực ngoại thành của Thành ủy được triển khai nghiêm túc và hiệu quả. Công tác nắm dư luận xã hội được các cấp hội thường xuyên quan tâm, giúp lãnh đạo địa phương kịp thời xử lý những vướng mắc phát sinh, góp phần giữ ổn định trật tự xã hội... 

 
Công tác chuyển đổi cây trồng ở xã Kim An, huyện Thanh Oai đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Ảnh: Bá Hoạt
Công tác chuyển đổi cây trồng ở xã Kim An, huyện Thanh Oai đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.Ảnh: Bá Hoạt


Để nâng cao chất lượng hoạt động các cấp hội cơ sở, Hội ND TP Hà Nội đã xây dựng Chương trình 05 về "Xây dựng cơ sở hội vững mạnh điển hình", đến nay toàn thành phố đã có 92 cơ sở hội được công nhận là cơ sở hội vững mạnh điển hình. Trong nhiệm kỳ vừa qua, Hội ND TP đã phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong tổ chức được 29 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho chủ tịch, phó chủ tịch Hội ND cơ sở, cán bộ chuyên trách Hội ND các quận, huyện, thị xã và thành phố. Các Hội ND quận, huyện, thị xã cũng đã phối hợp với trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức được 665 lớp cho 50.440 lượt cán bộ chi, tổ hội. Thông qua công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, chất lượng đội ngũ cán bộ hội đã được nâng lên một bước và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Trong công tác xây dựng chính quyền, các cấp hội đã vận động nông dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng các dự án luật, góp ý kiến vào tình hình thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội tại các cuộc tiếp xúc cử tri; vận động nông dân thực hiện tốt quy chế dân chủ. Là lực lượng gần dân, sát dân, Hội ND các cấp đã phối hợp chặt chẽ với chính quyền, đoàn thể ở địa phương làm tốt công tác hòa giải, giải quyết các mâu thuẫn ở cơ sở, không để xảy ra vụ việc phức tạp, khiếu kiện vượt cấp đông người. Trong nhiệm kỳ qua, các cấp hội đã tham gia vận động 947 đối tượng phạm pháp ra tự thú, giúp đỡ 885 người lầm lỗi hòa nhập cộng đồng, 6.175 người có việc làm...

Tiếp tục xây dựng tổ chức hội vững mạnh toàn diện

Mặc dù đã đạt được nhiều kết quả khả quan, nhưng theo Chủ tịch Hội ND TP Hà Nội Trịnh Thế Khiết, nhiệm kỳ qua, công tác hội và phong trào nông dân ở Hà Nội vẫn còn những hạn chế. Hoạt động hội ở một số nơi còn chậm đổi mới và chưa đồng đều, chưa khơi dậy được tiềm năng, sức sáng tạo của hội viên, nông dân; chưa nắm bắt được những vấn đề bức xúc trong nông dân để chủ động tham mưu, đề xuất với cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết kịp thời. Trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa năng động, sáng tạo, thiếu tâm huyết. Nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận nông dân còn hạn chế, chậm đổi mới, khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa cao, chưa phát huy hết nội lực để đầu tư cho sản xuất kinh doanh, vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào đầu tư của Nhà nước. Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền chưa thực sự coi trọng và nhận thức đúng vai trò, vị trí của Hội ND, chưa thực sự quan tâm và tạo điều kiện nên hiệu quả hoạt động của một số hội cơ sở chưa cao.

Với tinh thần "Nông dân Hà Nội đoàn kết - năng động - sáng tạo - chủ động xây dựng nông thôn mới và tổ chức hội vững mạnh", trong nhiệm kỳ mới 2013- 2018, Hội ND TP Hà Nội sẽ tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng tổ chức hội các cấp vững mạnh toàn diện, thực sự là người bạn đồng hành, là chỗ dựa tin cậy của nông dân; vận động hội viên, nông dân tham gia các phong trào thi đua, tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh, củng cố khối đại đoàn kết mà trọng tâm là thực hiện các chương trình văn hóa xã hội, xây dựng nông thôn mới. Tuyên truyền các chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà nước và thành phố, các quy định của địa phương đến 100% hội viên, nông dân. Vận động 90% hội viên đăng ký thực hiện phong trào thi đua nông dân SXKD giỏi, trong đó 50-60% số hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi các cấp. Quỹ hỗ trợ nông dân tăng từ 10% đến 15% /năm. 100% hội viên đăng ký thực hiện cuộc vận động xây dựng "Gia đình văn hóa" gắn với ''Xây dựng người nông dân Hà Nội thanh lịch - văn minh" và có trên 90% đạt tiêu chuẩn. Mục tiêu của Hội là phấn đấu 90% số cơ sở hội đạt vững mạnh, 20% cơ sở đạt khá. Đến hết nhiệm kỳ có 30% cơ sở hội đạt vững mạnh điển hình.
 Tags: nông dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập364
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm358
  • Hôm nay32,418
  • Tháng hiện tại158,980
  • Tổng lượt truy cập85,066,016
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây