Học tập đạo đức HCM

Nông dân trồng tiêu trên đá

Thứ năm - 02/07/2015 12:23
Mặc dù cây tiêu được nông dân trồng trên đất có hơn 90% là đá, thế nhưng chưa đầy 2 năm canh tác, nhiều hộ dân đã thu về hàng trăm triệu cho đến 1 tỉ đồng/năm.

Đến với thôn Hiệp Hòa, xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng(Lâm Đồng) chúng tôi ngỡ ngàng trước sự phát triển kỳ diệu của hàng chục hecta cây tiêu được các hộ dân tại đây trồng trên đá.

Chủ vườn tiêu Tri Lan cho biết: “Khi đến đây khai hoang lập nghiệp, nhìn đâu đâu cũng thấy đá nhiều hơn đất nhưng lạ thay cây cối lại tươi tốt. Sau nhiều năm trồng khoai, ngô, sắn, chuối… làm kinh tế thế nhưng không cho hiệu quả cao, tôi đã trồng thử cây tiêu xen canh với cây chuối. Thấy tiêu phát triển tốt hơn các vùng khác nên gia đình tôi đã phá bỏ cây chuối để trồng tiêu. Chưa đầy hai năm, tiêu đã cho thu hoặch, hiện nay gia đình tôi kiếm từ vài trăm đến 1 tỉ đồng/năm là bình thường”.

Những hòn đá “kỳ diệu”

Dẫn chúng tôi đi thăm vườn tiêu trồng trên đá của gia đình, mục sở thị mới biết, ở đây “ chân không đạp đất” có hơn 90% là đá cục to, cục nhỏ liền kề nhau tạo thành chuỗi liên kết khép kín che hết đất. Thế nhưng lạ thay, những cây tiêu ở đây phát triển rất tươi tốt, chỉ sau 2 năm canh tác, cây lá um sum và cho thu hoạch với sản lượng cao hơn các vùng khác. Chủ vườn tiêu Tri Lan nói: “ như các anh thấy đó, ở đây toàn là đá, có cục to đến một người ôm không sẻ, để trồng được cây tiêu ở vùng đất này, chúng tôi đã kỳ công bẫy những hòn đá lên, đào xới kiếm đất để trồng tiêu, cây tiêu phát triển như ngày hôm nay là chúng tôi mừng lắm”.

Đi dọc theo hàng tiêu bạt ngàn phát triển um sùm chúng tôi như lạc vào mê cung không lối thoát, chủ vườn tiêu Tri Lan cho biết thêm, chỉ sau hai năm gieo giống vườn tiêu đã phát triển như vậy, năm đầu tiên đã cho thu hoạch với những hạt bói từ 5g- 2kg/1 cây, sau hai năm trung bình mỗi cây là 5kg, với 2 hecta cây tiêu, bán với giá gần 200.000đồng/kg chúng tôi thu hơn trăm triệu đến 1 tỉ đồng/năm.

Nông dân trồng tiêu trên đá - ảnh 1Những cây tiêu xanh tươi mang lại sức sống cho những người nông dân - Ảnh: K'Liep
Lý giải cho việc tiêu ở đây phát triển tốt, năng suất cao nhiều hộ dân trồng tiêu tại thôn Hiệp Hòa chia sẻ: “Mỗi lần vào vườn tiêu làm cỏ, bới đất chúng tôi thấy mặc dù toàn là đá, nhưng ở đây dưới lòng đất rất mát mẻ như có hơi nước bốc lên và phù hợp với trồng tiêu Vĩnh Linh”.

Cũng nhờ những hòn đá ở vùng đất thiên phú này, nhiều hộ dân đã đã lựa chọn những cây tiêu phát triển tốt nhất đem nhân giống bán cho các hộ dân trong và ngoài xã kiếm thêm thu nhập. Nhiều gia đình nhanh chóng thoát nghèo.

Xóm người Quảng

Cách đây 22 năm, hơn 20 hộ dân ở huyện Mộ Đức, Sơn Tịnh, Bình Sơn (Quảng Ngãi) di cư vào mỏ đá (Tam Bố) khai hoang, lập nghiệp. Họ đến đây làm ăn như một cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên, không hẹn trước, rồi dần dần hình thành nên xóm toàn người Quảng. Anh Nguyễn Duy Lộc tâm sự: “Khi dạt về vùng đất này lập nghiệp, mọi người điều chung một “số phận” đói nghèo, chúng tôi cùng đồng cam chịu khổ, động viên nhau sản xuất. Lúc đầu, bà con nơi đây làm kinh tế nhưng thiếu hiểu biết và kỹ thuật, thiếu sự hướng dẫn sản xuất nông nghiệp của chính quyền địa phương. Hộ nào cũng lo trồng đậu, bắp, khoai...rồi chuyển dần sang trồng cây chuối không có năng xuất và giá cả rất thấp, nên đời sống kinh tế hết sức khó khăn”.

Từ những cây nông nghiệp ngắn ngày, nhiều hộ dân đã mạnh dạn trồng cà phê, thế nhưng, thực tế là việc này không thuận lợi như các nơi khác ở Lâm Đồng, tại khu vực Mỏ Đá, vùng đất”nghiệt ngã” này, trồng được cây cà phê cũng hết sức khó khăn. Từ việc đào bới đá, tạo hố trồng và chăm sóc cà phê cũng lắm công phu và chi phí rất lớn, nên hiệu quả không cao.

Nông dân trồng tiêu trên đá - ảnh 2Chủ vườn tiêu Tri Lan bên vườn tiêu của gia đình- Ảnh: K'Liep
Đến năm 2000, trông khi trồng xen canh cây tiêu với cây chuối, một hộ dân đã chặt phá cây chuối, quyết định trồng tiêu, với giống tiêu Vĩnh Linh (QuảngTrị). Thế là cây tiêu phát triển tốt, ít sâu bệnh, hạt tiêu đạt chất lượng cao. Chỉ sau một năm đã phát triển tươi tốt và bắt đầu cho thu hoạch với chất lượng cao. Một số tiểu thương yêu chuộng hạt tiêu ở vùng mỏ đá(Tam Bố), thu mua với giá cao hơn 20% so với các địa phương khác.

Nông dân Nguyễn Duy Lộc cho biết thêm: “Gia đình tôi hồi đó đói khổ triền miên, thế nhưng từ khi trồng tiêu, đã giúp tôi thoát nghèo và có cuộc sống khá ổn định. Hiện tôi có gần 1,5 ha tiêu mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm”.

Được biết đối với cây tiêu, đây là giống trồng không mới, vì trên vùng đất đất Lâm Đồng, nông dân nhiều nơi đã trồng, nhưng thời gian sống được không lâu. Ở huyện Đạ Tẻh, Đạ Huoai, có một thời cây tiêu phát triển khá rộ, cho năng xuất và hiệu quả kinh tế cao, nhưng do tuổi thọ ngắn, được vài năm, cây tiêu bị rụi dần và cũng không thể trồng lại được do bị sâu bệnh và đất đai, khí hậu không phù hợp.Thế nhưng ở thôn Hiệp Hòa này, ngược lại với vùng khác, tuổi thọ và năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và phát triển tốt hơn nhiều.

Ở xóm Quảng, chủ vườn tiêu Tri Lan anh trước đây thuộc diện “nghèo”, phải nuôi 4 đứa con ăn học nên cuộc sống rất khó khăn, lạm lụng vất vả nhưng không có dư. Thế nhưng từ khi trồng hơn 2 hecta cây tiêu, hiện thu nhập của gia đình trong năm cũng đạt trên mức trên 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng. Cũng nhờ vậy các con ông được ăn học đến nơi đến chốn, có bằng cấp đại học đàng hoàng. Nhưng do gia định mở rộng trồng tiêu và kinh doanh giống tiêu, các con ông điều ở nhà làm kinh tế. Theo ông, trồng tiêu nhiều tiền, có thu nhập cao gấp chục lần nhiều người hiện nay.

Nông dân trồng tiêu trên đá - ảnh 3Vươn lên nhờ cây tiêu đã mang lại diện mạo mới cho vùng đất sỏi đá này- Ảnh: K'Liep
Giờ đây, trên vùng đất lắm sỏi đá này, bà con xóm Quảng đến đây lập nghiệp đã trải qua giai đoạn khó khăn, cuộc sống ổn định, nhiều gia đình có thu nhập rất cao, nhanh chống thoát nghèo nhờ trồng tiêu trên đá. Hiện diện tích tiêu tại đây tăng nhanh.

Nhẹ nhàng đạp chân trên hàng ngàn sỏi đá lớn nhỏ, chúng tôi vừa vui mừng cho người nông dân sắp có một mùa tiêu bội thu và cứ như rằng có một sự diệu kỳ đang hiện diện trên vùng đất đá này.

Theo Công an TPHCM

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập282
  • Hôm nay76,783
  • Tháng hiện tại745,124
  • Tổng lượt truy cập93,122,788
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây