Học tập đạo đức HCM

Nông nghiệp công nghệ cao: Đầu tư nhiều, thu lãi khủng

Thứ hai - 06/08/2012 22:06
Thành công của nhiều doanh nghiệp (DN) với mô hình ứng dụng công nghệ cao kết hợp cơ chế hợp tác công - tư cho thấy, nông nghiệp vẫn là “mảnh đất vàng”.
Thu nhập 1,5 tỷ đồng/ha/năm
Tập đoàn TH là một trong 3 DN được cấp giấy chứng nhận DN nông nghiệp công nghệ cao trong cả nước. Bà Thái Hương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn TH cho hay: “Ở Việt Nam, các DN không muốn mạo hiểm đầu tư vào nông nghiệp vì cho rằng, việc đầu tư vào lĩnh vực này có xác suất rủi ro khá cao, bởi phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên, vốn đầu tư lớn, thu hồi chậm. Vì vậy, cách duy nhất thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu và lối tư duy cũ trên là đưa công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp”.
Bằng cách nhập khẩu toàn bộ bí quyết công nghệ cùng kỹ thuật chăn nuôi bò sữa của Israel, xây dựng nhà máy chế biến sữa công nghệ hiện đại nhất thế giới, Tập đoàn TH đã chứng minh hiệu quả bất ngờ khi đầu tư vào nông nghiệp. Giá trị canh tác mỗi năm của vùng đất Nghĩa Đàn (Nghệ An) trước đây chỉ khoảng 50- 70 triệu đồng/ha, sau khi Tập đoàn TH trồng cao lương, ngô chất lượng cao… đã tăng lên hơn 20 lần (từ 500 triệu đến 1,5 tỷ đồng/ha). Chỉ sau 2 năm hoạt động, TH True Milk đã đạt doanh thu 2.000 tỷ đồng, nộp thuế 205 tỷ đồng. Theo kế hoạch, sau 7 năm hoạt động, đến năm 2017, Công ty đạt doanh thu 23.000 tỷ đồng - mức tăng trưởng trong mơ với ngay cả các DN trong những lĩnh vực được coi là “béo bở”.
Không chỉ Tập đoàn TH, nhiều DN khác cũng đã thành công trong ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Nhiều mô hình sản xuất hoa, cây cảnh công nghệ cao tại Hà Nội, Đà Lạt, TP.HCM đã mang lại cho người dân thu nhập từ 600 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm.
Tại Diễn đàn Đối thoại chính sách về “Ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp thông qua đối tác công tư” được tổ chức cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát khẳng định, Bộ luôn coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao là yếu tố thúc đẩy tái cơ cấu nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
“Tôi hy vọng, sẽ có sự tham gia tích cực hơn của nhiều DN, đặc biệt là DN tư nhân, DN FDI vào lĩnh vực này. Thời gian tới, Bộ cũng sẽ thúc đẩy mô hình hợp tác công tư để ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp hiệu quả”, Bộ trưởng Cao Đức Phát nhấn mạnh.
Nhà nước cần vào cuộc
Đầu tư nông nghiệp công nghệ cao có tiềm năng thu lợi rất lớn. Tuy vậy, đây cũng được coi là yếu tố “cách mạng” trong sản xuất nông nghiệp, đồng nghĩa với đòi hỏi DN và các địa phương phải vượt qua nhiều thách thức, đặc biệt là vốn, tư duy và quỹ đất.

PGS-TS. Nguyễn Đăng Vang, Ủy viên Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia cho rằng, ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn. Trong khi đó, chính sách tín dụng với nông nghiệp ở nước ta chưa rõ ràng khiến DN và nông dân rất khó tiếp cận vốn. 
 
Đồng tình với ý kiến này, bà Thái Hương kiến nghị thêm, Chính phủ cần ban hành những chính sách khác biệt trong vòng 3-5 năm để khích lệ DN đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp. Chính quyền các địa phương cũng phải coi đây là cuộc cách mạng công nghệ cao để vào cuộc mạnh mẽ cùng nhà đầu tư, phải hỗ trợ để bàn giao cho DN ít nhất 70% đất sạch để thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cần ban hành quy chuẩn kỹ thuật về sản phẩm hàng hóa nông nghiệp công nghệ cao, tạo lợi thế cạnh tranh cho DN để khuyến khích đầu tư.
Về phía chính quyền địa phương, ông Phan Đình Trạc, Bí thư tỉnh Nghệ An khẳng định, đưa được DN vào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao giúp giải quyết 5 vấn đề: vốn cho sản xuất nông nghiệp; đầu ra cho sản phẩm; đào tạo tay nghề cho nông dân; hạn chế tác hại của thiên nhiên; giúp nông dân yên tâm định canh định cư, xây dựng nông thôn mới. Tuy nhiên, để thu hút được DN đầu tư vào lĩnh vực này, phải làm được ba việc chính: tạo quỹ đất lớn và tập trung cho DN; dẹp bỏ được tư tưởng bảo thủ, hẹp hòi; xóa bỏ lối canh tác “ăn xổi”. Kinh nghiệm tạo quỹ đất lớn của Nghệ An là khuyến khích hình thức cho thuê quyền sử dụng đất dài hạn.
Theo baodautu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập222
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm220
  • Hôm nay23,635
  • Tháng hiện tại104,415
  • Tổng lượt truy cập88,782,749
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây