Học tập đạo đức HCM

Nông thôn mới và năm bản lề 2018

Thứ hai - 26/02/2018 02:15
Năm 2017 là một năm đầy thách thức với công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Ban Chỉ đạo các cấp đã “gồng mình” để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành đoạn 2 (2016-2020), định hình các trụ cột phát triển cho cả giai đoạn tới, đồng thời xử lý các vấn đề tồn tại như nợ xây dựng cơ bản, chất lượng thẩm định NTM…
Tuy nhiên, sự ghi nhận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết ngành Nông nghiệp vừa qua, đã cho thấy một “chân dung” mới của Chương trình MTQG xây dựng NTM. 
 

 

Hoa trồng theo công nghệ mới tại làng hoa Sa Đéc
Hoa trồng theo công nghệ mới tại làng hoa Sa Đéc

 Đến nay, Chương trình xây dựng NTM đã thực sự trở thành một phong trào sôi động, có sức lan tỏa mạnh mẽ và ngày càng nhận được nhiều hơn sự hưởng ứng, tham gia của cộng đồng. 

 
Cả nước có khoảng 3.069 xã (34,37%) được công nhận đạt chuẩn, trong đó 492 xã được công nhận đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020, tăng 712 xã (7,97%) so với cuối năm 2016.
 
Có 44 đơn vị cấp huyện thuộc 25 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã được công nhận đạt chuẩn, tăng 13 huyện so với cuối năm 2016. 
 
Điều đáng mừng không chỉ ở những con số nói trên mà quan trọng hơn là những hạn chế, bất cập cơ bản của giai đoạn trước bước đầu đã được khắc phục, tạo ra những chuyển biến rõ nét về chất lượng và đi vào chiều sâu.
 
4 dấu ấn 
 
Thứ nhất, diện mạo nông thôn có nhiều thay đổi tích cực, nhất là hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện sản xuất của người dân vùng nông thôn. 
 
Thứ hai, nhiều mô hình về liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao trên diện rộng đã được các địa phương quan tâm và chỉ đạo xây dựng thành công, như: NTM gắn với phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, liên kết theo chuỗi giá trị (Hà Nam, Hà Nội, Bắc Giang, Hòa Bình, Lâm Đồng, Vĩnh Long,...); ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm, hiệu quả cao (Đồng Nai, Tây Ninh, Lâm Đồng,...); mô hình NTM gắn với du lịch sinh thái (Quảng Ninh, Ninh Bình, TP. Cần Thơ, Sơn La, Lao Cai,...); mô hình liên kết trồng cây dược liệu (Nam Định, Hưng Yên, Thanh Hóa,...); mô hình làng hoa, làng nghề gắn với du lịch homestay (Hà Giang, Thái Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp,...); mô hình cây vụ đông có giá trị cao đạt 300-400 triệu đồng/ha (Hà Nội, Hải Dương)... 
 
Thứ ba, nhiều giải pháp bảo vệ và cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn đã được các địa phương tập trung chỉ đạo xử lý và ưu tiên nguồn lực để thực hiện. Các mô hình trồng hoa, cây xanh “từ nhà ra ruộng”, hai bên đường giao thông nông thôn (Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long...); mô hình con đường bích họa (Đan Phượng, Hà Nội); làng bích họa của đồng bào dân tộc Dao (TP. Móng Cái, Quảng Ninh)... đã tạo nên một diện mạo mới ở nông thôn. 
 
Thứ tư, phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng NTM được triển khai hiệu quả đã tạo dựng được môi trường văn hóa lành mạnh, đa màu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân nông thôn, góp phần gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc. 
 
Những tồn tại và việc phải làm.
 
Năm 2018 được xem là năm bản lề của giai đoạn 2016-2020, cũng là năm sơ kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
 
Nhìn lại kết quả thực hiện những năm qua, chúng ta sẽ thấy còn khá nhiều nội dung được đặt ra từ giai đoạn trước đến vẫn chưa làm được hoặc mới chỉ thí điểm, như: cơ chế đặc thù cho các vùng khó khăn; bảo hiểm nông nghiệp; huy động nguồn lực xã hội để phát triển theo hình thức liên kết công – tư trong bảo vệ môi trường, phát triển hệ thống thương mại, đầu mối giao thương nông sản tập trung, phát triển thị trường đất nông nghiệp, quỹ NTM…
 
Đó là chưa kể các “hệ lụy” từ tình trạng chạy theo thành tích, dẫn đến phát sinh nợ xây dựng cơ bản trái quy định, huy động quá sức dân. Và những vấn đề mới được đặt ra trong quá trình thực hiện xây dựng NTM như: chất lượng thẩm định, nâng cao các tiêu chí theo hướng bền vững, môi trường và chất thải ở nông thôn… nhằm hướng tới xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, để nông thôn thực sự trở thành “miền quê đáng sống”.
 
Hiện nay, Ban Chỉ đạo Trung ương, Bộ NN và PTNT đang khẩn trương triển khai một số chính sách và đề án để giải quyết các tồn tại lớn của chương trình.
 
Về phát triển hạ tầng KT-XH, với việc sử dụng nguồn vốn trung hạn của giai đoạn 2016-2020, hạ tầng khu vực nông thôn sẽ tiếp tục được cải thiện, phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất và nhu cầu dân sinh.
 
Cơ chế đầu tư đặc thù sẽ tiếp tục khuyến khích, huy động người dân tham gia nhiều hơn vào xây dựng NTM trên địa bàn. Tuy nhiên, năm nay sẽ cần đẩy mạnh hơn nữa việc huy động nguồn lực xã hội cho NTM, nhất là từ các đô thị theo phương châm “Thành thị vì nông thôn”.
 

 

Hoa trồng theo công nghệ mới tại làng hoa Sa Đéc. Ảnh: Thảo Nguyên
Hoa trồng theo công nghệ mới tại làng hoa Sa Đéc. Ảnh: Thảo Nguyên
 
Về phát triển sản xuất, tạo sinh kế và nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình hiệu quả, thực hiện đúng định hướng xây dựng 3 trục sản phẩm cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương.
 
Theo đó, ở cấp địa phương sẽ triển khai mạnh mẽ Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”, phát triển thực chất các tổ chức kinh tế tập thể của nông dân, thu hút mạnh hơn nữa đầu tư tư nhân vào khu vực nông nghiệp, nông thôn, phát triển có lộ trình hệ thống giao thương nông sản tập trung, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
 
Về cải thiện môi trường nông thôn, ngoài việc nâng cao vai trò giám sát của cộng đồng trong thực hiện tiêu chí số 17, Bộ cũng đang đẩy nhanh tốc độ triển khai Quyết định số 172/QĐ-TTg về Đề án Bảo vệ môi trường nông thôn.
 
Theo đó tích cực huy động nguồn lực xã hội tham gia công tác bảo vệ môi trường nông thôn (trước mắt là xử lý chất thải rắn, cấp nước sạch cho các vùng đặc biệt khó khăn, hải đảo).
 
Việc nâng cao chất lượng đời sống văn hóa và giữ gìn an ninh trật tự được xem là “phần hồn” của xây dựng NTM. Sau bước 1 xây dựng và nâng chất cơ sở hạ tầng, đã đến lúc cần tập trung nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết chế văn hóa cơ sở. An ninh trật tự nông thôn cần được lan tỏa theo “thế trận nhân dân” thông qua việc nhân rộng các mô hình đang triển khai hiệu quả tại các địa phương…
 
Bộ NN&PTNT cũng đang triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm khác, đó là Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng NTM theo Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12.01.2017 của Thủ tướng Chính phủ; Xây dựng thí điểm mô hình xã, huyện NTM kiểu mẫu; Đề án xây dựng NTM đặc thù “Hỗ trợ thôn, bản, ấp của các xã khó khăn khu vực biên giới, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2017-2020”, Đề án Xây dựng NTM trên địa bàn 27 xã khu vực biên giới …
 
Những người làm Nông thôn mới hy vọng với đà phát triển của năm 2017, Chương trình xây dựng NTM năm 2018 sẽ có những dấu ấn tích cực, tiếp tục đóng góp nhiều hơn cho quá trình phát triển đất nước, khẳng định sự định hướng đúng đắn của Nghị quyết 26-NQ/TW sau 10 năm thực hiện

Năm 2017 là một năm đầy thách thức với công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM). Ban Chỉ đạo các cấp đã “gồng mình” để nhanh chóng hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo, điều hành

Đặng Văn Cường/nongthonviet.com

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Quyết định số 211/QĐ-TTg

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM, Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM nâng cao, Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM và Bộ tiêu chí quốc gia về huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025;

Quyết định số 149/QĐ-BCĐ

Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Thông báo 420/TB-UBND

Kết luận của Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tại Hội nghị đánh giá công tác xây dựng NTM 8 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 4 tháng cuối năm 2023

Văn bản số 4802/UBND-NL5

Giới thiệu mô hình hay và đề xuất sáng kiến triển khai hiệu quả Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập292
  • Hôm nay34,729
  • Tháng hiện tại161,291
  • Tổng lượt truy cập85,068,327
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây